Tại buổi làm việc, Đoàn chuyên gia đã trình bày những nội dung cơ bản trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Bù Đăng nói riêng như: Cần phải xác định sản phẩm điều chọn để bảo hộ là điều thô hay điều nhân; Đặc điểm khí hậu thổ nhưỡng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt điều; Khoanh vùng diện tích điều để sau này nếu được công nhận sẽ dễ dàng phân loại và quản lý sản phẩm; xây dựng hệ thống, quy trình khép kín từ khâu quy hoạch trồng, thu hoạch, chế biến và xuất khẩu. Tại buổi làm việc phó chủ tịch Lê Thanh Hải cho biết hiện nay trên địa bàn huyện có trên 58 ngàn hecta điều, năng suất bình quân trên 10 tạ/hecta. Nhìn chung, năng suất bình quân của của sản lượng điều trên địa bàn huyện bên cnạh chịu sự tác động của của điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thì còn liên quan đến việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong thâm canh, chăm sóc vườn điều giữa các hộ dân, do đó năng suất giữa các vườn không đồng đều, đặc biệt là tình trạng được mùa mất giá và ngược lại đã khiến nhiều hộ dân không an tâm khi đầu tư vào vườn điều. Phó chủ tịch Hải mong muốn Đoàn chuyên gia sớm thực hiện các quy trình khảo sát, xây dựng hồ sơ đề nghị cấp bằng bảo trợ sản phẩm điều cho huyện để thúc đẩy diện tích và sản lượng và nâng cao giá trị kinh tế sản phẩm điều của huyện, đồng thời đề nghị các phòng ban chuyên môn của huyện cũng như lãnh đạo các xã được chọn khảo sát phối hợp tốt để giúp đoàn chuyên gia thực hiện các hoạt động của dự án.
Sau buổi làm việc, Đoàn chuyên gia thuộc Dự án “Hỗ trợ phát triển Chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam” đã tiến hành khảo sát ở một số cơ sở chế biến và các hộ trồng điều trên địa bàn các xã Đoàn Kết, Bình Minh và Bom Bo. Sau khi khảo sát, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành xây dựng bản mô tả, khu vực địa lý trồng điều, đồng thời lập kế hoạch kiểm soát và truy xuất nguồn gốc điều trên địa bàn huyện.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn