Học sinh nghèo và ý nghĩa của bếp ăn tình thương ở trừơng tiểu học Đăng Hà.

Thứ hai - 01/04/2013 10:39

Học sinh nghèo và ý nghĩa của bếp ăn tình thương ở trừơng tiểu học Đăng Hà.

Trường tiểu học Đăng Hà (Bù Đăng) có trên 300 học sinh. Trong đó 73% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. 40% thuộc diện hộ nghèo điều kiện hết sức khó khăn. Từ năm học 2007 – 2008 nhà trường đã xây dựng bếp ăn tình thương cho các em. Và từ đó đến nay, bếp ăn có vai trò hết sức quan trọng để giúp các em tiếp tục tới trường, đây cũng là một trong những kết quả khẳng định tình thương yêu học trò của các thầy giáo, cô giáo ở xã xa nhất huyện này.

Bếp ăn tình thương của trường tiểu học Đăng Hà hiện nay đang phục vụ nhu cầu cho khoảng 50 em học sinh thuộc con, em hộ nghèo. Trong số đó có 12 cặp anh, chị, em ruột. Nhiều em hoàn cảnh gia đình khó khăn, được ăn cơm tại bếp ăn tình thương là một trong những yếu tố quan trọng để giúp các em duy trì việc học tập. Tới thăm gia đình của hai anh em ruột, người dân tộc Mông là: Dương Kim Trọng lớp 3 và Dương Quang Định lớp 2, chúng tôi càng cảm nhận rõ những khó khăn của các em ở vùng quê nghèo này. Nhà các em ở tận sâu trong tổ 1, thôn 5, Cách trường tới 4 km đường mòn, dọc theo cánh đồng lúa, ven qua vách núi. Nhà nghèo, chỉ có mái lá, vách liếp, chõng tre, một chiếc xe đạp cũ làm phương tiện đi lại. Hàng ngày cha, mẹ các em đi làm mướn. Ngày mùa, thì làm mấy sào ruộng của gia đình, nhưng hết mùa thì nhà cũng hết gạo, phải đi đong. Đời sống kinh tế luôn thiếu trước, hụt sau. Trò chuyện với Dương Kim Trọng, em cho biết: các em thích đi học hơn là ở nhà, vì ở trường có thầy, cô, bạn bè vui hơn và quan trọng hơn nữa là được ăn no hơn ở nhà. Anh Dương Văn Phúc cha của các em tâm sự: Điều kiện gia đình quá khó khăn, cái ăn cũng không đủ, nói chi đến chuyện học hành. Nhiều lúc, anh định cho các con nghỉ học về đi chăn bò thuê, nhưng thấy chúng ham học, thích đến trường nên để cho học tiếp. Đặc biệt từ khi có bếp ăn tình thương thì gia đình yên tâm hơn, đỡ vất vả rất nhiều…..Một gia đình dân tộc Nùng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác, đó là gia đình của các em Vi Thị Huyền lớp 3, Vi Văn Phong lớp 2 và một em gái 4 tuổi đang học lớp mẫu giáo. Cha của các em năm nay 40 tuổi, nhưng thần kinh không ổn định. Mẹ của các em đã bỏ đi cách đây 4 năm không về. Tuy nhà cách trường chỉ có khoảng 100 mét, nhưng các em cũng thích ở trường hơn ở nhà. Nói là nhà, nhưng thực chất chỉ có mấy cây gỗ dựng trên miếng đất mượn của bà con cho thành hình nhà. Có 2 tấm bạt tấp vào vài thân cây làm 2 vách che nắng, còn 2 vách khác trống trơ. Khi trời mưa gió thì cả 4 bố con sẽ chia nhau di tản, tá túc nhờ vào những nhà xung quanh. Cuộc sống tạm bợ, qua ngày. Chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn như vậy, trừơng tiểu học Đăng Hà đã bố trí các em được ăn tại bếp ăn tình thương. Nhờ vậy mà hiện nay, các em đều khỏe mạnh và rất ham học. Thầy Phan Công Hiếu, bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường cho biết: vì địa phương là xã nghèo nên có nhiều em hoàn cảnh khó khăn, nhưng bếp ăn hiện nay vẫn còn hạn chế. Để quan tâm được học trò, nhà trường đã phải bố trí từng tổ giáo viên, sắp xếp thời gian đến nhà từng em để thăm, nom, tìm hiểu. Trên cơ sở đó sẽ xem xét, bố trí bếp ăn sao cho phù hợp, nếu không sẽ không tránh khỏi tình trạng các em bỏ học giữa chừng. Thầy Hiếu tâm sự: Lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có một điều mong muốn tột bậc đó là “Làm sao cho ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Ước muốn ấy đã mấy chục năm trôi qua, nhưng hiện tại vẫn còn tính thời sự, nóng hổi đối với nhiều học sinh trường tiểu học Đăng Hà”….


Anh Dương Văn Phúc chở các con đi học.

Hiện nay, đã có nhiều tổ chức cá nhân chung tay góp sức với trường để duy trì bếp ăn tình thương, trong đó có chùa Trúc Lâm xã Nghĩa Trung, nhận hỗ trợ thừơng xuyên mỗi năm 10 triệu đồng và 500 kg gạo; Hội Chữ Thập đỏ quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ máy lọc nước sạch trị giá 30 triệu đồng; tiệm vàng Kim Hương thị xã Đồng Xoài cũng đã nhận hỗ trợ bếp ăn mỗi tháng 500 ngàn đồng và các tổ chức xã hội từ thiện khi thì hỗ trợ tiền mặt, khi thì hỗ trợ vật chất cũng đã góp phần giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện để duy trì bếp ăn cho các em yên tâm học tập. Thực trạng về học sinh nghèo xã Đăng Hà và việc xây dựng bếp ăn tình thương cho các em đã làm nổi bật lên tình thương và trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo nơi đây. Khi nói về chuyên đề “Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tại trường, hầu hết các thầy cô giáo trường tiểu học Đăng Hà đều chung quan điểm là: Làm theo lời Bác dạy chẳng phải ở đâu xa, mà hàng ngày chăm lo cho ngay chính những học sinh còn khó khăn của trường và khắc ghi lời Bác dạy “Dù khó khăn đến đâu, cũng phải dạy thật tốt, học thật tốt”.

Quang Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay205
  • Tháng hiện tại149,609
  • Tổng lượt truy cập20,280,491
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây