Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh lãnh đạo cấp cao.

Thứ năm - 16/05/2013 08:29

Chuẩn bị lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh lãnh đạo cấp cao.

49 chức danh chủ chốt sẽ đồng loạt được lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín trong kỳ họp Quốc hội diễn ra từ đầu tuần tới.

Ngày mai, 16/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe báo cáo lần cuối về tình hình chuẩn bị lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5, khai mạc vào tuần tới. Những điểm được bàn bạc còn lại chủ yếu thuộc khâu kỹ thuật, cách thức tiến hành cụ thể bởi đây là lần đầu việc lấy phiếu được tiến hành.

Theo chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, một số đại biểu Quốc hội đề nghị dành thêm thời gian cho hoạt động chất vấn và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm sau chất vấn để đại biểu có thêm thông tin, cơ sở quyết định. Tuy nhiên, trong chương trình dự kiến của kỳ họp, phiên lấy phiếu tín nhiệm vẫn diễn ra trước phiên chất vấn.

Cho đến thời điểm này, báo cáo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, phẩm chất chính trị, đạo đức... của toàn bộ 49 các chức danh thuộc diện lấy phiếu đã được gửi tới tay các đại biểu Quốc hội.

Theo quy định, người được lấy phiếu tín nhiệm phải gửi báo cáo này đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó gửi báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm và báo cáo tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan người được lấy phiếu tín nhiệm của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (nếu có) đến đại biểu Quốc hội chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

Trước khi Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm ít nhất 10 ngày, đại biểu Quốc hội có thể gửi văn bản đến người được lấy phiếu tín nhiệm yêu cầu làm rõ hơn những nội dung thuộc căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm. Người được lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm trả lời bằng văn bản yêu cầu mà đại biểu đã nêu trước ngày lấy phiếu.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu bầu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Ban kiểm phiếu công bố số phiếu tín nhiệm đối với từng người được lấy phiếu tín nhiệm.

Có 5 trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị; có kiến nghị bằng văn bản của ít nhất 20% tổng số đại biểu QH; có kiến nghị của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội (3 trường hợp này đã được quy định trong Luật Giám sát hoạt động của Quốc hội song chưa lần nào thực hiện); người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp”; người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” 2 năm liên tiếp.

Về quy trình bỏ phiếu tín nhiệm, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp, người được đưa ra bỏ phiếu có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội. Quốc hội tiến hành thảo luận và trong trường hợp cần thiết, đại biểu Quốc hội thảo luận tại đoàn.

Chủ tịch Quốc hội cũng có thể họp với các trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi những vấn đề liên quan. Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại đoàn, Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín. Trên phiếu bầu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm với 2 mức: “tín nhiệm”, “không tín nhiệm”.

Bàn về quy trình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu, đã lấy phiếu thì phải tính đến bỏ phiếu tín nhiệm. Khi bỏ phiếu thì phải phối hợp với Ban Tổ chức trung ương Đảng để chuẩn bị ngay người thay thế. "Đã làm tờ trình bỏ phiếu thì trong túi phải có ngay tờ trình để bầu luôn vào ngày hôm sau. Đưa ra bỏ phiếu ông A thì phải có ông B thay. Quyền lực phải liên tục", Chủ tịch Quốc hội nói.

Với người được lấy phiếu tín nhiệm có trên 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND đánh giá "tín nhiệm thấp" hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu đánh giá "tín nhiệm thấp", Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực HĐND có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm chậm nhất tại kỳ họp tiếp theo, trừ trường hợp người đó có đơn xin từ chức.

Trường hợp người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, HĐND bỏ phiếu "không tín nhiệm" thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức.

Văn Dĩ (Sưa tầm)  Theo vnexpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay1,562
  • Tháng hiện tại162,789
  • Tổng lượt truy cập20,293,671
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây