Trước đó, đoàn đã đi kiểm tra thực tế tình hình phổ cập giáo dục mầm non, cơ sở vật chất, chế độ chính sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên, chế độ tiền ăn trưa cho học sinh… tại Trường mầm non Minh Hưng, xã Minh Hưng và Trường mầm non Họa Mi, thị trấn Đức Phong.
Thực hiện công tác phổ cập giáo dục cho trẻ mầm non 5 tuổi, trong những năm qua, Trường mầm non Họa Mi đã phối kết hợp với các ban ngành, hội đoàn thể thực hiện tốt công tác huy động trẻ trong độ tuổi đến trường và cuộc vận động “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”. Trường mầm non Họa Mi hiện có 1 điểm chính và 1 điểm lẻ với 575 trẻ đang theo học. Năm 2015, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường đạt trên 96%; tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học chuyên cần đạt trên 99%; 100% trẻ 5 tuổi đã hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Nằm trên địa bàn thị trấn nhưng trường mầm non Họa Mi cũng gặp phải một số khó khăn khi thực hiện phổ cập giáo dục mầm non.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo xóa mù chữ - phổ cập giáo dục huyện Bù Đăng tại buổi làm việc cho biết: hàng năm, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp trên địa bàn huyện đều đạt trên 98%; 100% trẻ mầm non 5 tuổi được học 2 buổi/ngày. Đội ngũ giáo viên đều đủ chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành.
Sau khi nghe thành viên Ban chỉ đạo huyện giải trình, bổ sung 1 số nội dung, bà Nguyễn Thị Hiếu – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non đã ghi nhận những kết quả huyện Bù Đăng đạt được trong công tác phổ cập giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, bà cũng kiến nghị địa phương cần có nhiều giải pháp huy động trẻ đồng bào dân tộc thiểu số ra lớp; duy trì việc hỗ trợ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; rà soát và thực hiện ngày chế độ chính sách cho trẻ; đồng thời nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn