hien ke

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Bù Đăng.

Thứ sáu - 14/02/2014 09:53 1381

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Bù Đăng.

Bù Đăng là một trong số những huyện có diện tích điều lớn nhất tỉnh Bình Phước và là cây kinh tế chủ lực của người dân địa phương. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, cây điều liên tục mất mùa, giá cả không ổn định ở mức thấp nên kinh tế người nông dân gặp nhiều khó khăn. Do vậy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị kinh tế hiện nay đang là bài toán của nhiều người nông dân trong huyện.

Gia đình ông Nguyễn Cao Phụng ở thôn 5 xã Đường 10 có trên 2 ha trồng cà phê và trồng điều. Mấy năm gần đây, cây điều mất mùa, lại mất giá khiến ông đã quyết định chặt bỏ cây điều và chuyển sang trồng cây tiêu. Ông Phụng cho biết: cây tiêu là cây trồng khó tính, hay bị nấm bệnh, chi phí đầu tư ban đầu cao. Tuy nhiên ưu điểm là trồng tiêu ít tốn diện tích và giá cả trong nhiều năm qua luôn ổn định. Do vậy, ông Phụng đã cắt bỏ 1 ha điều để trồng 1.000 nọc tiêu. Chi phí trồng trụ gỗ, dàn lưới che, chắn, nắng, gió và các vật tư khác lên tới 250 triệu đồng. Để việc đầu tư trồng tiêu đem lại hiệu quả, ông Phụng đã nghiên cứu nhiều tài liệu phổ biến về kỹ thuật trồng và chăm sóc, thường xuyên liên hệ với các kỹ sư nông nghiệp chuyên về cây tiêu để được tư vấn giúp đỡ. Ông Phụng hy vọng trồng tiêu sẽ đem lại kinh tế bền vững hơn.
Cũng là một nông dân đã nhiều năm gắn bó với cây điều, song thất bại vì những chi phí đầu tư mà hiệu quả không cao, ông Võ Xuân Cung thôn Sơn Phú xã Phú Sơn đã quyết định đầu tư mô hình nuôi chim bồ câu. Mục đích là vừa nuôi sinh sản bán giống và bán chim thịt cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn. Tháng 05/2012 ông Cung mua 50 cặp chim bồ câu về nuôi thử nghiệm. Sau hơn một năm nhân giống đến nay, gia đình ông đã có trên 300 cặp chim bố, mẹ với 04 loại giống chính là Bồ Câu Pháp; Mỹ, Nhật và Việt Nam. Các giống chim này có ưu điểm là thích ứng tốt với điều kiện khí hậu ở địa phương và có tỷ lệ sống cao. Bồ câu đẻ quanh năm, mỗi năm một cặp có thể sinh sản tới 8 - 9 lứa. Sau 1 tháng tuổi, chim con có trọng lượng từ 250 đến 300 gram có thể bán thit. Với giá bán 120.000 đồng/cặp chim thịt và khoảng 300 ngàn đồng/cặp chim giống, bình quân mỗi tháng, ông Cung thu về khoảng 13 triệu đồng, trừ chi phí thực lãi khoảng 9 triệu đồng/tháng. Ông Cung khẳng định, nuôi chim bồ câu ít vốn và hộ nghèo cũng có thể phát triển kinh tế bằng mô hình này.  
Ở thôn 4 xã Minh Hưng huyện Bù Đăng, ông Phạm Văn Đạo đã phát triển mô hình nuôi hươu, nai lấy nhung, thay thế cho việc đầu tư trồng điều và cao su. Năm 2010, Ông Đạo mua 1 cặp nai giống với số vốn 150 triệu đồng. Điều kiện chăn nuôi khá thuận lợi do nai ăn đủ các loại lá, cỏ, rau, củ, quả. Cặp nai lớn nhanh, khỏe mạnh, chỉ trong thời gian 1 năm, đã mau chóng báo hiệu những tin vui đầu tiên. Cặp nai bắt đầu có nhung và đến kỳ sinh sản. Nhận thấy điều kiện khá thuận lợi có thể phát triển được mô hình này, ông Đạo đã tiếp tục mua thêm Nai giống. Qua tìm hiểu nuôi hươu sao cũng tương tự như nuôi nai, giá trị kinh tế cũng tương đồng nên ông quyết định nuôi cả hươu sao. Ông Đạo cho biết: Nếu nuôi 1 cặp Nai giống với giá 150 triệu đồng thì chỉ sau 1 đến 2 năm sẽ thu lại được vốn. Vì giá thị trường hiện nay là 2,5 triệu đồng 100gam (lạng) nhung. Một cặp nhung Nai có thể bán được 30 triệu đồng. Nai cái cũng đẻ mỗi năm 1 con, bán giống cũng có từ 80 đến 90 triệu đồng. Tương tự như vậy, Hươu sao cũng cho thu nhập rất mau và chăn nuôi thì đơn giản chủ yếu chỉ có cỏ và rau, củ, quả. Nếu so sánh giữa nuôi Hươu, Nai và các loại cây trồng vật nuôi khác thì mô hình kinh tế này có lợi nhuận hơn hẳn, kể cả so với cao su.
 
 
Thời gian gần đây, giá các mặt hàng nông sản bấp bênh, đặc biệt là giá điều thấp khiến nhiều hộ đã chuyển sang trồng cao su, tạo nên hiệu ứng lan truyền ở các địa phương. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có một số hộ lại chặt bỏ cây cao su để đầu tư mô hình khác, tác động xấu tới tư tưởng làm ăn của nông dân. Do vậy mong muốn của đại đa số nông dân là nhà nước cần có những chính sách bảo hộ giá các mặt hàng nông sản. Thực hiện việc quy hoạch vùng phát triển chuyên canh cây trồng, vật nuôi. Đẩy mạnh việc liên kết có hiệu quả giữa nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và doanh nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Ông Hứa Phan Duy – Phó Chủ tịch Hội nông dân Bù Đăng cho biết: hội luôn ủng hộ tinh thần tự chủ, tự tìm hướng phát triển kinh tế của nông dân sao cho hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Tuy nhiên khuyến cáo người dân không nên chuyển đổi cây trồng theo cảm tính, tránh tình trạng rơi vào vòng luẩn quẩn trồng rồi lại chặt. Đặc biệt khuyến khích nông dân cải tạo vừa điều già, cải tạo vườn cà phê, khôi phục lại các vườn tiêu và đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình bền vững.
 
Quang Minh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số kí hiệu Trích yếu
27/LLV-UBND

Thời gian đăng: 30/06/2024

Lịch làm việc UBND huyện Bù Đăng tuần thứ 27/2024

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập45
  • Hôm nay836
  • Tháng hiện tại16,243
  • Tổng lượt truy cập19,227,868
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây