Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất độc da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. Chất độc da cam là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Đến năm 1971, chất độc da cam không còn được dùng để làm rụng lá nữa; còn thuốc 2,4-D vẫn còn được sử dụng để diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm sử dụng. Chất độc da cam dioxin để lại hậu quả rất lớn đối với đời sống xã hội. Riêng tại Bình Phước có khoảng 4.000 nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam. Toàn huyện Bù Đăng có 117 nạn nhân đang được hưởng chế độ hàng tháng theo pháp lệnh của Quốc hội. Trong đó có 70 nạn nhân bị nhiễm độc trực tiếp tại chiến trường, 47 nạn nhân bị ảnh hưởng dán tiếp; 62 gia đình có 1 nạn nhân, 22 gia đình có 2 nạn nhân, 1 gia đình có 3 nạn nhân và đặc biệt có 2 gia đình có 4 nạn nhân đó là các gia đình ở xã Đức Liễu và thị trấn Đức Phong. Trong những năm qua, để động viên và giúp đỡ các gia đình nạn nhân chất độc da cam đioxin, cấp ủy đảng, chính quyền của huyện đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như: quan tâm công tác điều tra, giám định và công nhận các đối tượng bị phơi nhiễm để họ được hưởng các chế độ theo luật định; rà soát thực trạng đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe các nạn nhân để có các biện giúp đỡ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn