Tại hội thảo, Lãnh đạo huyện, các ban, ngành, đoàn thể và lãnh đạo UBND các xã; già làng, người có uy tín trong huyện đã nghe 5 tham luận và thảo luận, nghiên cứu một số nội dung như: Vai trò của Già làng trong xã hội truyền thống của đồng bào dân tộc Thiểu số tại địa phương; Trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ - Ngụy các giai đoạn 1975-1986, 1986-1999, 2000-2007 và 2008 cho đến nay; Những điểm giống và khác biệt giữa già làng và người có uy tín; mối quan hệ giữa 2 đối tượng và xu hướng phát triển mối quan hệ này trong thời gian tới; Những bài học kinh nghiệm nhằm phát huy vai trò của Già làng, người có uy tín trong giai đoạn hiện nay; Khó khăn, thuận lợi, kiến nghị, giải pháp trong việc quản lý, thực hiện chính sách nhằm phát huy vai trò của Già làng, người có uy tín và đề xuất mô hình phối hợp giữa già làng, người có uy tín với các chức danh trong hệ thống chính trị ở thôn ấp.
Trong giai đoạn hiện nay, trải qua các tiến trình lịch sử khác nhau, dưới tác động của nhiều yếu tố mới, vai trò của Già làng cần có sự biến đối linh hoạt nhằm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước trong tiến trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Hội thảo cho thấy rõ hơn về thực trạng và vai trò của già làng, người có uy tín ở địa phương, qua đó đề xuất giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò của thiết chế xã hội, phục vụ phát triển bền vững tỉnh Bình Phước.
MỸ HIỆP
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn