Những người gắn bó với Đài, với nghề.

Thứ hai - 12/06/2017 07:54

Những người gắn bó với Đài, với nghề.

Hệ thống truyền thanh cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, cán bộ đài truyền thanh là người trực tiếp vận hành hệ thống máy móc. Công việc của cán bộ Đài Truyền thanh không quá vất vả, tuy nhiên để làm tốt nhiệm vụ thì đòi hỏi phải có lòng yêu nghề, có trách nhiệm cao với công việc. Nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6/1925 – 21/6/2017, xin giới thiệu 1 số gương cán bộ yêu nghề, gắn bó với Đài Truyền thanh tiêu tiểu ở huyện Bù Đăng.
Gắn bó với Đài vì đam mê
Ông Nguyễn Văn Luân, sinh năm 1957, trú thôn 4 xã Minh Hưng là một trong số những người gắn bó với Đài Truyền thanh xã lâu nhất huyện, tròn 20 năm. Trước đó, ông là một Nhà giáo sở hữu nhiều năng khiếu về sáng tác thơ nhạc, viết tin bài cộng tác với các Báo và Tạp chí văn nghệ. Năm 1998, ông Luân đã xin vào làm cán bộ Đài Thuyền thanh xã Minh Hưng. Từ đó tới nay, niềm đam mê ấy khiến ông luôn gắn bó với Đài với nghề và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ông Luân cho biết: trước kia, Đài xã chỉ có nhiệm vụ tiếp phát lại chương trình của đài huyện, tỉnh. Máy móc đơn giản chỉ có một chiếc radio cassete, một tăng âm. Loa phóng thanh chỉ có vài cái tại trung tâm xã, các thôn hầu như không có. Tuy nhiên, với vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền nên hàng năm đài truyền thanh đều được đầu tư bổ sung thiết bị. Đến năm 2013, đài truyền thanh xã Minh Hưng được đầu tư theo chương trình mục tiêu quốc gia khoảng 300 triệu đồng. Hiện nay, Đài có 1 máy phát sóng FM 30W, 1 máy tăng âm công suất 300W, đường dây hữu tuyến 2km, một trụ ăng ten cao 25 mét, 52 loa phóng thanh ở các khu dân cư  và 1 máy vi tính để đọc thu chương trình. Hàng ngày, ông Luân dậy mở đài từ 5h kém 15, tiếp sóng Đài huyện, đài TNVN tới 6 giờ 30 phút; buổi trưa tiếp sóng Đài PT- TH tỉnh từ 11giờ đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 16 giờ 30 phút  tới 17 giờ 30 phút. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp phát sóng, ông Luân tham mưu UBND xã xây dựng chương trình phát thanh hàng tuần, trực tiếp viết tin, bài. Sau khi Ban Tuyên giáo xã duyệt nội dung, ông lại làm nhiệm vụ của phát thanh viên đọc, thu và phát chương trình.
Ông Luân tâm sự: “Mình không phải là Nhà Báo, nhưng công việc hàng ngày là thu thập thông tin rồi viết trước hết là để tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, sau đó những tin, bài nào phù hợp thì gửi cộng tác với Đài huyện, Đài tỉnh, Báo Bình Phước hoặc các Tạp chí văn nghệ. Việc viết lách cũng rất nhiều thú vị, ít viết thì “cùn tay”, viết nhiều sẽ thành quen và khi được đăng tải sử dụng thì rất phấn khởi. Ở xã, tôi chủ yếu viết bài cổ vũ người tốt, việc tốt và viết về hoạt động của lãnh đạo địa phương. Và quan trọng nhất là viết phải chính xác và thông tin kịp thời”.  Bà Đỗ Thị Ngọc Huệ, phó chủ tịch UBND xã Minh Hưng cho biết: sắp tới ông Luân sẽ được nghỉ hưu theo chế độ. Tròn 20 năm gắn bó với  Đài Truyền thanh xã, nhưng thu nhập của ông được trả từ phụ cấp theo quy định tới nay cũng chỉ được trên 1 triệu 200 ngàn /tháng. Năm 2016, ông cũng mới được đóng bảo hiểm. Tuy khó khăn là vậy nhưng hàng ngày, ông Luân vẫn đều đặn vượt quãng đường từ nhà tới xã trên 5 km để làm việc. Dù ngày nắng hay ngày mưa, đài truyền thanh xã vẫn phát sóng đều đặn. Những đóng góp tích cực của ông Luân đã được cấp ủy, chính quyền địa phương ghi nhận, đánh giá cao, ông còn được Đài Tiếng nói Việt Nam và UBND tỉnh, huyện tặng nhiều Bằng khen, giấy khen..”
Phó chủ tịch UBND xã kiêm Đài Truyền thanh
Cuối năm 2016, do thu nhập từ phụ cấp quá thấp nên cán bộ Đài Truyền thanh xã Thống Nhất xin nghỉ việc. Do tính chất quan trọng nên Đài vẫn phải hoạt động. Vì vậy, trong thời gian chờ tuyển dụng cán bộ, ông Vũ Phú Quang, Phó chủ tịch UBND xã Thống Nhất đã tình nguyện nhận nhiệm vụ vận hành Đài. Trong giờ hành chính, ông Quang làm nhiệm vụ của Phó chủ tịch UBND xã. Tới giờ tiếp sóng thì ông lại làm nhiệm vụ của cán bộ Đài Truyền thanh theo 3 khung giờ sáng sớm, trưa và chiều tối, tiếp và phát lại chương trình của đài huyện, đài tỉnh và Đài Tiếng nói Việt Nam. Mặc dù bận nhiều việc như vậy, nhưng ông Quang cũng đã tham gia khóa tập huấn chuyên môn do Đài huyện tổ chức, nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng viết tin bài, kỹ thuật đọc phát thanh và một số kỹ năng cơ bản khác.
Ông Quang cho biết: bản thân ông đã từng trải qua rất nhiều công việc của phong trào đoàn thanh niên, Phó hiệu trưởng trường tiểu học, nên việc viết tin, bài, đọc phát thanh cho Đài xã cũng làm tốt. Thuận lợi hơn nữa là nhà gần UBND xã nên sáng sớm tôi vừa tập thể dục vừa lên mở Đài”
Là Phó chủ tịch UBND xã phụ trách khối Văn hóa - Xã hội nên nâng cao chất lượng hoạt động của Đài Truyền thanh cũng là một mục tiêu được quan tâm. Hiện tại, ông Quang đã và đang xây dựng chương trình phát thanh địa phương; phát huy vai trò của Đài trong việc thông báo các khoản thuế, phí, lệ phí và các chính sách mới. Xã có 32 cụm loa, phần lớn đặt tại gia đình các đồng chí Bí thư, trưởng thôn hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận để tiện cho việc triển khai các thông báo ra dân. Ông Quang cũng đã tham mưu UBND xã, chi trả tiền điện 30 ngàn đồng mỗi tháng cho mỗi hộ mở cụm loa, nhằm duy trì hiệu quả. Ông còn thường xuyên tới thăm, kiểm tra việc mở các cụm loa, đây cũng là điều kiện để ông được gần gũi nhân dân, lắng nghe tiếp thu được nhiều ý kiến từ cơ sở, góp phần bổ sung, thực hiện tốt công tác lãnh đạo, điều hành của mình.
Ông Lê Đức Tú, Phó trưởng Đài Truyền thanh - Truyền hình Bù Đăng cho biết: Huyện có 16 xã, thị trấn. Mỗi xã được đầu tư 1 Đài Truyền thanh và được bố trí 1 cán bộ chuyên trách. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, chính sách đối với cán bộ Đài Truyền thanh cấp xã còn hạn chế khiến nhiều người đã phải thôi việc, chuyển công tác khác, từ đó đội ngũ cán bộ Đài Truyền thanh thưởng xuyên bị thay đổi, làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc duy trì hoạt động của Đài. Chính vì vậy, những người yêu nghề và gắn bó lâu dài như ông Nguyễn Văn Luân, người có trách nhiệm tâm huyết như ông Vũ Phú Quang đã trở thành những tấm gương tiêu biểu của ngành, họ đã góp phần động viên những đồng nghiệp kiên trì, vượt qua khó khăn để tiếng nói của Đài luôn là người bạn thân thiết của thính giả, mãi được vang xa, góp phần mang ánh sáng văn hóa, văn minh tiến bộ đến với bà con nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện. 
Quang Minh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay5,144
  • Tháng hiện tại104,811
  • Tổng lượt truy cập20,640,560
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây