Người dân xã Đăng Hà chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Thứ tư - 08/08/2018 09:40

khaoSat

khaoSat
Cây điều là một trong những cây công nghiệp chủ lực đã góp phần đưa xã Đăng Hà thoát khỏi xã nghèo của huyện Bù Đăng vào tháng 12/2013. Vào thời điểm đó năng suất bình quân đạt từ 2 – 3 tấn/1ha.

Tuy nhiên từ đầu năm 2018 đến nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau một số hộ dân tại xã Đăng Hà đã cưa bỏ cấy điều để tái canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng với mong ước ổn định đời sống. như gia đình anh Dương Quang Huy với 1,4 ha điều nay chuyển đổi sang trồng cà phê. Anh Dương Quang Huy – thôn 3, xã Đăng Hà tâm sự: “Vườn điều của gia đình đến nay gần 20 năm nên già cỗi, những năm gần đây sâu bệnh phá hoại, thời tiết biến đổi phức tạp nên điều không có năng suất. Vì vậy gia đình phải cưa đi để chuyển sang cây trồng khác. Hiện nay gia đình đang chuyển sang trồng cây cà phê năng suất cũng được nhưng đất đai chưa phải phù hợp lắm nên cần phải đầu tư kỹ thuật, khoa học vào mới có thể chăm sóc được tốt hơn. Trong vụ trái bối vừa qua, gia đình thu được mấy tạ cà phê. Thu nhập từ trồng cà phê so với cây điều thì cây cà phê tương đối khả quan hơn đôi chút.”
Trong hai năm gần đây, do ảnh hưởng của thời tiết biến đổi bất thường, đa số cây điều trên địa bàn xã Đăng Hà đang ở giai đoạn già cỗi với tuổi đời ước khoảng 20 năm, thổ nhưỡng có nhiều bến đổi do bào mòn tự nhiên, bên cạnh đó tình hình dịch bệnh trên cây điều có nhiều chuyển biến phức tạp đã ảnh hưởng đến năng suất của cây điều nên một số bà con tại thôn 3, xã Đăng Hà cưa bỏ để tái canh. Ông Trương Văn Vĩnh – Thôn trưởng thôn 3, xã Đăng Hà chia sẽ: “Diện tích điều tại thôn 3 khoảng 140 ha. Nhưng trong hai năm nay mất mùa, sâu bệnh hại tấn công nên năng suất không đáng kể. Có hộ chỉ thu vài chục ký cho một hecta nên người dân cưa bỏ khoảng 30 ha và còn tiếp tục cưa bỏ. Tuy nhiên hiện nay người dân cũng không biết trông cây gì. Không để đất nghỉ nên một số hộ tái canh cây điều, một số không biết trồng cây nào nên cũng mong sự giúp đỡ của các cấp, chính quyền xem cây nào có hướng phát triển tốt, thu nhập cao để bào con thôn 3 làm”
Trước thực trạng sâu bệnh hại và cây điều già cỗi năng suất thấp, bà con đã cưa bỏ trên 130 ha và hiện một số hộ dân tiếp tục cưa bỏ để tái canh. Tuy nhiên hiện nay để chọn cây gì để phù hợp với đất đai, khí hậu tại xã Đăng Hà là một bài toán khá nan giải của chính quyền xã Đăng Hà nhằm tránh trường hợp “Trồng chặt – chặt trồng”. Bên cạnh đó, cứ vào mùa thu chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây điều cũng là lúc chuẩn bị thu hoạch lúa nên việc phòng chống sâu bệnh hại cây điều rất khó khăn do sâu bệnh thường trú ẩn tại các ruộng lúa. Sau khi thu hoạch lúa là lúc sâu bệnh bắt đầu tấn công lá non, trái non của cây điều nên ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và hiệu quả phòng chống dịch bệnh trên cây điều. Ông Võ Ngọc Hoàng Vũ – Chủ tịch UBND xã Đăng Hà cho biết: “Qua khảo sát của các ban ngành của xã thì năm 2016, 2017, 2018 thì Đăng Hà mất mùa điều. Riêng năm 2018 thì thiệt hại nhiều. Do đó UBND xã đã thành lập các Tổ tuyên truyền hỗ trợ người trồng điều cùng với sự hỗ trợ của huyện về chăm sóc cây điều. Hiện nay một số vườn điều già cỗi bà con đã chặt trên 130 ha. Trước thực trạng đó, UBND xã đã tuyên truyền bà con về tái canh cây điều và thâm canh cây điều cần hết sức thận trọng. Đồng thời mong muốn các cấp, các ngành chuyên môn của tỉnh, huyện hỗ trợ cho xã để giúp bà con nhân dân nên trồng cây gì để tránh tình trạng chặt trồng rồi không mang lại hiệu quả và có khả năng tái nghèo trên địa bàn xã
Bên cạnh các hộ dân còn lúng túng chưa biết phải trồng cây gì cho phù hợp với điều kiện đồi núi, khí hậu thì có những gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng bước đầu mang lại hiệu quả như: Trồng Keo lai, tràm bông vàng lấy bao bì, trồng cây ngắn ngày dưới tán điều,… Trong đó nổi bật là mô hình trồng dâu nuôi tằm gia công của hộ gia đình anh Mai Xuân Doanh – Thôn 3, và gia đình ông Nguyễn Văn Tình, thôn 6, xã Đăng Hà đã thu về trăm triệu mỗi năm. Ông  Nguyễn Văn Tình, thôn 6, xã Đăng Hà chia sẽ: “Trồng cây dâu tằm nói hiệu quả thứ nhất của nó đem lại lợi nhuận kinh tế gia đình so với cây khác trên mặt bằng xã Đăng Hà hơn rất nhiều. nói về tạo công ăn việc làm cho gia đình, cho người quanh xóm là đều việc. Thu nhập so với cây khác thì ngày công cao
Không thể phủ nhận cây điều đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhân dân xã Đăng Hà nhưng trong điều kiện hiện nay việc cưa bỏ cây điều để chuyển đổi cây trồng là một vấn đề không chỉ của riêng chính quyền và nhân dân xã Đăng Hà mà cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành chuyên môn tỉnh, huyện để sớm có giải pháp hợp lý giúp bà con nhân dân Đăng Hà phát triển kinh tế nông nghiệp, ổn định đời sống.

 

Lê Hoàng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay9,374
  • Tháng hiện tại84,417
  • Tổng lượt truy cập20,620,166
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây