Từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn huyện đã xảy ra 13 cơn lốc xoáy, 02 đợt lũ làm thiệt hại 44 căn nhà (trong đó 01 căn bị sập hoàn toàn); thiệt hại hơn 114 ha cây trồng. Tại TT Đức Phong, xã Đoàn Kết và Thọ Sơn: Mưa lũ đã cuốn trôi 30 ha lúa vừa sạ vụ hè thu trên cánh đồng Bù Môn thuộc thôn 3,4 xã Đoàn Kết; 10ha cây trồng lâu năm, trôi 01 cây cầu treo bắt qua suối ĐăkWoa; 50 căn nhà ngập nước, hoa màu và tài sản của nhân dân bị hư hỏng hoàn toàn. Về thiệt hại về người, năm 2021 có 1 trường hợp bị nước lũ cuốn trôi trên địa bàn xã Phú Sơn, dịp 30/4, 1/5/2022 xảy ra 06 trường hợp đuối nước tại khu vực sông Đồng Nai và tại xã Đức Liễu. Ước thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện Bù Đăng thời gian qua khoảng 15 tỷ đồng. ( trong đó UBND đã hỗ trợ người dân gần 338 triệu đồng).
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận và đánh giá những mặt làm được và những hạn chế còn tồn tại trong công tác Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nãn trên địa bàn huyện như: Ban chỉ đạo và các địa phương đã duy trì nghiêm trực 24/24h, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình, tham mưu, đề xuất kịp thời, có hiệu quả các tình huống xảy ra. Tuy nhiên công tác phối hợp còn thiếu chặt chẽ, công tác tuyên truyền phòng chống thiên tai tại các xã chưa thường xuyên; công tác lập phương án, kế hoạch Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn còn chậm.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó chủ tịch UBND huyện Trần Văn Phương dự báo trong năm 2022 và những năm tiếp theo, tình hình thiên tai sẽ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến công tác chuẩn bị phương phòng, chống thiên tai và tiềm kiếm cứu nạn. Vì vậy, Phó chủ tịch UBND huyện đề nghị các cấp các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân và hệ thống chính trị trước diễn biến phức tạp của thời tiết nhằm nâng cao ý thức và năng lực ứng phó trước những diễn biến ngày càng bất thường của thiên tai; các cấp, các ngành từ huyện đến các xã, thị trấn ngành phải chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2022 sát với tình hình thực tế của ngành mình, cấp mình và địa phương mình theo phương châm “ Bốn tại chỗ” và Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện và xã, thị trấn phải xây dựng phương án ứng phó đối với các tình huống thiên tai cơ bản để nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố có thể xảy ra trên địa bàn; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành để nắm bắt những thông tin chỉ đạo của trên, triển khai kịp thời những phương án phòng, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn hiệu quả, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân, kịp thời khắc phục những sự cố xảy ra và có phương án hỗ trợ kịp thời cho người dân đảm bảo đời sống. Đồng thời, tiến hành kiểm tra, rà soát các điểm sạt lỡ, nguy hiểm trên địa bàn để có hướng chỉ đạo khắc phục kịp thời tạo điều kiện thuận lợi đi lại cho người dân.
MỸ HIỆP