hien ke

TÌNH TRẠNG BÁN ĐIỀU NON, CẦM CỐ, BÁN ĐẤT TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở BÙ ĐĂNG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP.

Thứ ba - 05/07/2011 16:15 2146

TÌNH TRẠNG BÁN ĐIỀU NON, CẦM CỐ, BÁN ĐẤT TRONG VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở BÙ ĐĂNG DIỄN BIẾN PHỨC TẠP.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có Chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, nhằm đảm bảo cho bà con từng bước ổn định cuộc sống. Tuy nhiên thời gian gần đây, tình trạng một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số vay tiền với lãi suất cao để xây nhà, mua sắm tài sản, tiêu xài xa xỉ dẫn đến mất khả năng trả nợ, phải bán đất ở và đất rẫy. Tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, mặc dù chính quyền các cấp và các ngành chức năng đã vào cuộc, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra phổ biến gây bức xúc dư luận xã hội.
          Chúng tôi đã gặp chị Thị Ban 26 tuổi, dân tộc M’nông - Trú tại thôn Sơn Hòa xã Thọ Sơn, khi chị đang cùng với mẹ đẻ của mình là bà Thị Bum 73 tuổi tại tòa án nhân dân huyện Bù Đăng. Mẹ con chị đang nộp đơn lên Tòa, để nhờ Tòa đòi lại miếng rẫy duy nhất của gia đình, bị một người cùng thôn cho vay tiền, cầm cố rẫy sau đó lợi dụng việc mẹ con chị không biết chữ, đã cho lăn tay vào bản hợp đồng sang nhượng, rồi chiếm đọat mất rẫy. Đến nay, sau 2 năm cầm cố, mẹ con chị cầm bản hợp đồng sang chủ nợ để lấy lại rẫy theo thỏa thuận ban đầu thì mới vỡ lẽ, tờ giấy trên tay không phải là hợp đồng cầm cố, mà là bản hợp đồng sang nhượng trị giá 130 triệu đồng. Đất không còn là của mẹ, con chị nữa. Bàng hoàng trước cảnh “Tình ngay, lý gian”, mẹ con chị mong muốn được chuộc lại rẫy, để sinh sống thì nhận được mức giá đưa ra là 750 triệu đồng, vượt quá xa so với khả năng của gia đình chị.
Tại hành lang tòa án nhân dân huyện Bù Đăng, trong khi đợi Tòa nhận đơn, mẹ con chị thị Ban với tâm trạng đầy lo lắng, mệt mỏi và buồn rầu tâm sự với chúng tôi. Chị Thị Ban nói:Ban đầu bà ấy (người cho vay tiền cầm, cố rẫy – tác giả) nói là đi lăn tay mượn tiền ngân hàng, vì sổ đỏ mang tên bà già, mà bà già thì không biết chữ. Bà ấy lợi dụng bà già nói là chở đi lăn tay để được vay tiền ngân hàng, sau này mời biết là cái lăn tay đó không phải là để vay tiền ngân hàng mà cái lăn tay đó là để làm sang nhượng đất. Bà ấy tự ghi là sau 2 năm sau cho chuộc lại. nhưng nay bà ấy nói là nếu chuộc thì phải có 750 triệu nên bọn em không có tiền, giờ nhờ nhà nuớc giúp đỡ.
Ngồi buồn rầu theo dõi câu chuyện của chúng tôi, Bà thị Bum, mẹ của chị Thị Ban mường tượng đến cảnh không còn đất rẫy để sinh sống. Thương con, thương cháu giờ bà chỉ biết ngậm ngùi.
Tìm hiểu về các vụ tranh chấp đất đai, cho vay nặng lãi, cấm cố, xiết đất, sang nhượng đất ở, đất rẫy trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng cho biết: từ đầu năm đến nay, tòa án đã thụ lý 11 vụ. Trong đó hòa giải thành 2 vụ, đình chỉ 2 vụ do các đương sự tự rút đơn, tòa mới chỉ xét xử được 1 vụ, còn lại đều đang trong quá trình củng cố hồ sơ. Nói về những khó khăn trong công tác xét xử những phiên tòa như này, bà Điểu Hà Hồng Lý, trưởng phòng dân tộc, hội thẩm tòa án nhân dân huyện Bù Đăng cho biết: khi củng cố hồ sơ những vụ án này thì khó khăn vướng mắc nhất là có 2 vấn đề: vấn đề thứ nhất là cơ sở pháp lý, bởi cơ sở pháp lý là yếu tố hàng đầu để mà tòa có thể can thiệp. Vấn đề thứ hai là các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi đôi bên. Trong những phiên tòa này, bế tắc nhất vẫn là đồng bào dân tộc bởi các chứng cứ pháp lý như biên bản, biên lai giấy tờ liên qua thì đều bất lợi đối với bà con. Theo báo cáo của ủy ban nhân dân huyện Bù Đăng, tình trạng bán điều non, cầm cố rẫy trên địa bàn huyện diễn ra hết sức phức tạp. Tính đến tháng 7/2011, ở 9/16 xã, thị trấn có trên 400 hộ đồng bào dân tộc bán điều non. Nhiều nhất là các xã: Bình Minh 110 hộ; xã Đường 10 có 80 hộ; xã Đồng Nai trên 60 hộ, trong đó thôn 1 xã Bình Minh và thôn 1 xã Đường 10 có gần 70% số hộ đồng bào dân tộc bán điều non. Đa số các hộ bán trong thời gian từ 2 đến 5 năm nhưng cá biệt có những hộ bán tới 20 năm như: hộ Điểu Leng, Điểu Hêm thôn 1 xã Đường 10; Điểu Bren và Điểu Krang thôn 4 xã Đồng Nai. Trao đổi với chúng tôi về thực trạng trên, ông Điểu Giá, phó chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Bù Đăng khẳng định: đây là vấn đề được chính quyền các cấp hết sức quan tâm. Bởi tình trạng này sẽ làm đời sống của đồng bào ngày càng khó khăn hơn. Để ngăn chặn tình trạng bán điều non, cầm cố đất bán đất trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chỉ thị 14 của ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước, ông Điểu Giá cho biết một số biện pháp cụ thể: Thứ nhất là tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc để bà con nhận thức sâu sắc về tác hại của việc bán điều bông, cầm cố sang nhượng đất vườn và đi vay nặng lãi. Hai là tăng cường nắm bắt tình hình đời sống của đồng bào, để kịp thời tháo gỡ những khó khăn trước mắt và lâu dài, đồng thời giáo dục cho họ cách tính toán chi tiêu trong gia đình, tự vươn lên trong cuộc sống và ổn định sản xuất. Tạo điều kiện cho họ đi vay vốn ngân hàng chính sách và vốn tạo việc làm, vốn xóa đói giảm nghèo. Phát động tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau với tình làng nghĩa xóm, theo truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc. Rà soát và xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng sự thiếu hiểu biết và khó khăn của đồng bào để trục lợi cá nhân. Chính quyền địa phương tăng cường nắm bắt tình hình để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời…………
 Qua khảo sát tại cơ sở, thì hầu hết những hộ bán điều non, cầm cố sang nhượng đất đều là những hộ khó khăn, đa số do lười lao động, ưa tiêu xài, mua sắm. Trong số đó, phần lớn bà con đều không biết chữ, đặc biệt là thiếu hiểu biết pháp luật, nên bị kẻ xấu lợi dụng dụ dỗ cầm cố, sau đó tìm cách để sang nhượng bất hợp pháp. Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, ngoài sự phối hợp của các cấp các ngành trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đồng bào về tầm quan trọng của đất đai, tư liệu sản xuất. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng cần xử lý nghiêm các đối tượng cho vay nặng lãi, ép buộc người dân phải cầm cố, bán đất sản xuất và đất ở. Tăng cường mở các phiên toà xét xử lưu động các đối tượng, vụ việc điển hình về cho vay nặng lãi, ép buộc lấy đất của đồng bào dân tộc, để tiếp tục răn đe.
Đất giao cho đồng bào dân tộc theo chương trình 134
Khi còn xảy ra tranh chấp, vườn điều này vẫn thuộc về chủ nợ.

 

QUANG MINH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số kí hiệu Trích yếu
17/LLV-UBND

Thời gian đăng: 21/04/2024

Lịch làm việc UBND huyện Bù Đăng tuần thứ 17/2024

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập67
  • Hôm nay9,938
  • Tháng hiện tại244,873
  • Tổng lượt truy cập18,720,935
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây