Là huyện miền núi có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, huyện Bù Đăng có nền văn hóa đa dạng và phong phú. 15 năm qua công tác quán triệt, triển khai Nghị quyết, xã hội hoá các hoạt động văn hoá, sưu tập, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá mang bản sắc của các dân tộc trên địa bàn huyện luôn được Đảng bộ, chính quyền huyện Bù Đăng quan tâm chỉ đạo. Cụ thể Huyện uỷ Bù Đăng đã chỉ đạo thành lập Hội Văn học Nghệ thuật cấp huyện, nhằm tổ chức, gắn kết các câu lạc bộ, tập hợp những người có thiên hướng sáng tác trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật tham gia các hoạt động sáng tác về vùng đất và con người Bù Đăng. Qua đó đã có 77 tác phẩm có giá trị văn hóa, nghệ thuật (thơ 63, ca cổ 09, truyện ngắn 02, nhạc 03). Các tác phẩm văn hoá, nghệ thuật đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, phản ánh chân thực về đời sống và con người Bù Đăng trong thời kỳ đổi mới, trong đó có một số tác phẩm đạt giải trong các cuộc thi cấp tỉnh, cấp Trung ương. Hiện nay trên địa bàn huyện có 13 đội biểu diễn cồng chiêng với khoảng 100 nghệ nhân, các di sản văn hóa như: Đàn tính, hát then, các làng nghề truyền thống như: Đan dệt thổ cẩm (Thôn Sơn Hòa xã Thọ Sơn), chế tác các nhạc cụ các dân tộc bản địa tại các xã (Đak Nhau, Đồng Nai, Đoàn Kết) cũng đang được khôi phục, lưu giữ và truyền dạy cho thế hệ trẻ. Toàn huyện hiện có 74 nhà văn hóa thôn trên tổng số 121 khu dân cư, các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư đã tạo điều kiện để văn hóa quần chúng phát triển rộng khắp trong toàn huyện. Đến nay, huyện Bù Đăng có 4 di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia: Nghề đan gùi, kỹ thuật chế biến rượu cần của người Stiêng; kỹ thuật dệt thổ cẩm của người MNông và lễ hội cầu bông của người kinh. Các hoạt động hội thi, hội diễn văn nghệ; biểu diễn, triển lãm nghệ thuật cũng được chú trọng và phát huy góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân trong huyện. Thông qua các hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện đã góp phần tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp Nhân dân.
Phát biểu tại hội nghị, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Vũ Tiến Điền cho rằng: “Bù Đăng có nhiều danh lam thắng cảnh, có khu Bảo tồn S’tiêng sóc Bom Bo; là huyện duy nhất tại tỉnh Bình Phước có bộ đàn đá, bộ Cồng chiêng được công nhận là bảo vật quốc gia… Và cũng là huyện duy nhất thành lập được Hội VHNT và nhiều Câu lạc bộ sáng tác. Đó là động lực, lợi thế để Bù Đăng tiếp tục phát huy bản sắc đa dân tộc, đa văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
Nhân dịp hội nghị tổng kết 2 tập thể và 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào của Hội văn học nghệ thuật đã được UBND huyện Bù Đăng tặng Giấy khen.
Một số hình ảnh tại Hội nghị
MỸ HIỆP