Đăng Hà: Phần lớn diện tích đất trồng lúa bị bỏ không

Thứ ba - 09/06/2015 09:25

Đăng Hà: Phần lớn diện tích đất trồng lúa bị bỏ không

Đăng Hà là xã thuộc vùng sâu của huyện Bù Đăng, kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chủ yếu làm nông nghiệp và lúa là cây trồng chủ lực. Nhưng vào mùa khô, những cánh đồng lại bỏ hoang, khô cằn vì thiếu nước, nông dân đành bỏ ruộng để tìm kế khác mưu sinh. Xã được tỉnh đầu tư một công trình thủy lợi với tổng trị giá gần 11 tỷ đồng từ năm 2007, nhưng đến năm 2012 thì bị hư. Cuối năm 2013, công trình đã được đầu tư tu sửa và đưa vào sử dụng trở lại từ tháng 10-2014. Thế nhưng, niềm vui chỉ đến với người dân của 2 thôn trong tổng cộng 6 thôn của xã.

Xã Đăng Hà có 6 thôn nhưng chỉ 2 thôn là thôn 3, 4 trong dự án được hưởng nguồn nước từ công trình thủy lợi, nên vào mùa khô người dân thôn 3, 4 đang bận rộn ngâm ải, gieo lúa thì ở thôn 1, 2, 5 và 6 ruộng đất bỏ hoang, nứt nẻ, không một bóng người, nông dân ở đây phải đi làm thuê để kiếm sống.

Hiện các thôn 3, 4 có hơn 70 ha lúa. Hơn 80 hộ dân ở đây đều chung niềm vui khi có công trình thủy lợi. Một tuần, theo quy nước được bơm vào ruộng 2 ngày và bơm cho đến khi đủ nước trồng lúa. Có nước người dân không chỉ tăng vụ lúa mà còn tích cực trồng những cây lương thực ngắn ngày. Gia đình chị Phạm Thị Thúy ở thôn 4 có 7 sào ruộng. Trước đây, khi công trình thủy lợi bị hư, gia đình chị chỉ biết đợi đến mùa mưa mới bắt đầu ngâm ải, gieo mạ và trung bình mỗi năm chỉ làm được 2 vụ, sản lượng chẳng được là bao. Vụ 1 thu hoạch chỉ đạt từ 5-6 tạ/7 sào. Đến vụ 2 thì năng suất cao hơn, khoảng 3 tấn, vì thời gian này đang mùa mưa nên thuận lợi cho gieo trồng. Đến khi có công trình thủy lợi, vì gần vị trí máy bơm nước nên ruộng lúa của gia đình chị Thúy có điều kiện tăng vụ.

Còn đối với gia đình chị Nông Thị Lệ ở thôn 1, có 4 người con đều đang tuổi ăn học nên chi phí tốn kém. Nhà chị chỉ có 9 sào ruộng làm lúa, cuộc sống rất chật vật. Không giống như thôn 3, 4, vào mùa khô hạn, do không nằm trong dự án cấp nước nên chồng chị phải đi làm ở tận tỉnh Lâm Đồng để kiếm tiền lo cho các con. Chỉ đến tháng 6, khi vào mùa mưa thì gia đình chị mới bắt đầu vụ mùa đầu tiên.

Ông Phạm Đình Nhất, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đăng Hà có 800 ha đất trồng lúa, nhưng hiện chỉ có 70 ha trồng được vụ 1, còn lại bỏ không. Công trình thủy lợi của tỉnh đầu tư chỉ có 2 thôn trong dự án. UBND xã đã có đơn trình lên huyện để xin thêm một trụ bơm nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Cán bộ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã về khảo sát, đánh giá tình hình, nhưng đến nay chưa có quyết định cụ thể”. Ông Nhất cho rằng, nếu có nước đầy đủ, riêng đối với trồng lúa, một năm trồng 3 vụ thì người dân cũng sẽ nhanh chóng khá lên.

                                                                                                Minh Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay430
  • Tháng hiện tại75,473
  • Tổng lượt truy cập20,611,222
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây