Thuận lợi và khó khăn trong công tác xét xử trực tuyến tại Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.

Thứ năm - 29/09/2022 16:37

Thuận lợi và khó khăn trong công tác xét xử trực tuyến tại Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ và sự ảnh hưởng phức tạp của tình hình dịch bệnh Co Vid 19, cũng như chủ trương của Đảng, chính sách Pháp luật Nhà nước thì việc xét xử trực tuyến tại Tòa án đã trở thành xu hướng tất yếu và rất cần thiết. Đây cũng là việc làm cần thiết của Ngành Tòa án nhằm thực hiện nghiêm các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, góp phần tích cực vào việc phòng, chống dịch bệnh; đồng thời duy trì các hoạt động bình thường của Tòa án các cấp. Xét xử bằng hình thức trực tuyến cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp tòa án nhân dân các cấp tránh được án tồn đọng do tình hình dịch bệnh Co- Vid 19 trong thời gian qua.
Với tinh thần đó, Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng vừa khởi động xét xử 04 vụ án đầu tiên bằng hình thức trực tuyến. Ông Nguyễn Khắc Thanh – Chánh án Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng cho biết: Xét xử trực tuyến bản chất là xét xử trực tiếp, diễn ra ở phòng xét xử theo quy định hiện hành, nhưng một số chủ thể (người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) không đến trực tiếp tại phiên tòa mà có thể tham gia từ các điểm cầu phụ, đảm bảo yêu cầu quy định. Phiên tòa vẫn đảm bảo trực tiếp, công khai, minh bạch, có sự giám sát của các bên. Xét xử trực tuyến là phiên tòa xét xử được tổ chức thực hiện trên hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến và hạ tầng công nghệ thông tin cho phép quản lý và tổ chức xét xử thông qua môi trường Internet, bao gồm: Phần mềm tổ chức xét xử trực tuyến; hệ thống quản lý xét xử trực tuyến; hệ thống quản lý nội dung xét xử trực tuyến. Để đảm bảo cho phiên xét xử trực tuyến được diễn ra thông suốt thì hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và tổ chức xét xử trực tuyến phải bảo đảm yêu cầu về đường truyền Internet và thiết bị kết nối, máy tính, thiết bị đầu cuối có cấu hình phù hợp để cài đặt hệ thống phần mềm xét xử trực tuyến…
Tuy nhiên, hiện nay Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng vẫn đang gặp một số khó khăn khi chưa trang bị được các thiết bị phục vụ đảm bảo công tác xét xử mà phải nhờ sự hỗ trợ từ Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước. Ông Nguyễn Khắc Thanh – Chánh án Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng  cho biết:  Hiện nay toàn tỉnh Bình Phước đối với ngành Tòa án chỉ có 01 cán bộ phụ trách mảng Cơ yếu cũng như các thiết bị phục vụ cho công tác xét xử trực tuyến còn gặp nhiều khó khăn vì nó là mới, đặc biệt là đường truyền phục vụ công tác xét xử hiện nay vẫn chưa mang tính chất chuyên nghiệp nên khó khăn thứ nhất thì đó chính là cơ sở vật chất thứ hai là yếu tố con người.

Để phiên xét xử trực tuyến diễn ra đúng pháp luật, đảm bảo quyền con người; quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cần đáp ứng những yêu cầu khá chặt chẽ. Trước tiên phải kể đến sự tương tác giữa những người tham gia phiên tòa, nhất là sự tương tác giữa những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử. Sự tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục xét xử của những người tham gia phiên tòa xét xử trực tuyến; nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân... Thực hiện nhiệm vụ của pháp luật về tố tụng, nhất là nhiệm vụ phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm và  không làm oan người vô tội. Theo dõi và hỗ trợ những người tham gia phiên tòa, giúp họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát, đánh giá được chất lượng xét xử trực tuyến.
Khó khăn là như vậy nhưng với số lượng các vụ việc TAND huyện thụ lý và giải quyết hàng năm trên 1000 vụ việc/năm. Trong đó việc điều tra, truy tố, xét xử chỉ trong thời gian luật định, dẫn đến áp lực về bảo đảm thời hạn điều tra, truy tố, xét xử, tôn trọng và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội là thực tế thấy rõ. Bằng hình thức xét xử này Ông Thanh cho rằng hiệu quả của nó vẫn nhiều hơn khó khăn khi chúng ta khắc phục được những khó khăn ban đầu. Ông Thanh cho biết thêm: Tất nhiên nó có khó khăn thì khó khăn ở bước đầu nhưng thuận lợi thì nó có rất nhiều cái mặt thuận lợi, cái thứ nhất là tình hình dịch bệnh đảm bảo hơn, lý do là bị cáo không cần phải đi ra khỏi nhà tạm giữ sẽ  hạn chế được tiếp xúc với bên ngoài ảnh hưởng đến tình hình dịch bệnh, cái thứ hai là việc di chuyển bị cáo ra khỏi nhà tạm giữ được hạn chế, đỡ cho các đồng chí Cảnh sát hỗ trợ Tư pháp phải dẫn giải bị cáo. Đối với địa phương mình thì không cần nhưng có những địa phương từ nhà tạm giữ đến Tòa án rất là xa. Khi mà cái đường truyền nó thông, mình xét xử trực tuyến rồi nó thuận lợi là mình không phải di chuyển bị cáo và hơn nữa cũng có những mặt khác là đối với những nhóm tội đặc biệt nghiêm trọng thì giữa bị cáo, giữa bị hại người ta không phải tiếp xúc trực tiếp. Về cơ bản những thuận lợi nhiều hơn  là khó khăn, khi mà cái đường truyền nó thuận thì có lẽ là cái mô hình này chúng ta sẽ nhân rộng.
Dù bằng hình thức nào, trực tiếp hay trực tuyến thì việc đảm bảo những điều kiện thuận lợi, không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đương sự có liên quan các chủ thể trong phiên tòa, bảo đảm nguyên tắc của tố tụng luôn được Tòa án nhân dân huyện Bù Đăng quan tâm thực hiện./.
MỸ HIỆP
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay867
  • Tháng hiện tại141,101
  • Tổng lượt truy cập20,487,667
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây