Đối tượng áp dụng
Khách hàng được vay vốn của NHCSXH theo quy định tại khoản 2 điều 1 Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH ban hành kèm theo quyết định số 50/2010/QĐ-TTg và quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định việc xử lý nợ rủi ro được thực hiện theo quy định về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH.
Nguyên tắc xử lý nợ bị rủi ro
Việc xử lý nợ rủi ro cho khách hàng được xem xét đến từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro và khả năng trả nợ của khách hàng, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự, khách quan và công bằng giữa các đối tượng vay vốn.
3. Các biện pháp xử lý nợ bị rủi ro
* Gia hạn nợ: Khách hàng được xem xét gia hạn nợ khi bị rủi ro do một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 5 Quy định 62/QĐ-HĐQT với mức độ thiệt hại về vốn và tài sản dưới 40% so với tổng số vốn thực hiện dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh vay vốn. Về thời gian gia hạn nợ: Tối đa không quá 12 tháng đối với các khoản vay ngắn hạn và tối đa khong quá 1/2 thời hạn cho vay đối với các khoản vay trung và dài hạn (Tính theo thời gian cho vay ban đầu khi ký kết hợp đồng vay vốn.
* Khoanh nợ:
- Khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, chưa có khả năng trả nợ đúng hạn và được khoanh nợ 03 năm trong các trường hợp sau:
+ Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan, có thiệt hại về vốn và tài sản từ 40% đến dưới 80% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh vay vốn.
+ Khách hàng bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 do các nguyên nhân khách quan quy định tại khoản 1, khaorn 2 điều 5 Quy định 62/QĐ-HĐQT do không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời nên không xác định được mức độ thiệt hại.
- Khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, chưa có khả năng trả nợ đúng hạn và được khoanh nợ 05 năm trong các trường hợp sau:
+ Khách hàng bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan, có thiệt hại về vốn và tài sản từ 80% đến dưới 100% so với tổng số vốn thực hiện của dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh vay vốn.
+ Tất cả các thành viên cùng tham gia kí kết hợp đồng vay vốn vắng mặt tại nơi cư trú và không có thông tin xác thực về tung tích từ 02 năm liền trở lên.
- Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, khách hàng vẵn gặp khó khăn, chưa có kha năng trả nợ sẽ được xem xét cho khoanh nợ bổ sung vơi thời gian ttois đa không vượt quá thời gian đã khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền
* Xóa nợ:
- Khách hàng mắc bệnh tâm thần, bênh hiểm nghèo, mắc bệnh khác dẫn đến mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn 81% trở lên; chết hoặc bị tuyên bố là đã chết; bị tuyên bố mất tích.
- Các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích và không còn tài sản để trả nợ; khách hàng bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng sau khi hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung ) mà vẫn không có khả năng trả nợ và NHCSXH đã áp dụng các biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.
- Các khoản nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương và Kho bạc Nhà nước đã được NHCSXH đã áp dụng các biện pháp thu hồi nhưng không thu được nợ.
- Số tiền xóa nợ (gốc, lãi) cho khách hàng bằng số tiền khách hàng còn phải trả cho ngân hàng sau khi ngân hàng đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi.
Tác giải bài viết: Hương Trần
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn