Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Bù Đăng nỗ lực, vượt khó để tăng trưởng dư nợ.

Thứ hai - 23/08/2021 15:52

Đàn bò từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội của gia đình Anh Đỗ Văn Định

Đàn bò từ nguồn vốn vay Ngân hàng chính sách xã hội của gia đình Anh Đỗ Văn Định
7 tháng đầu năm 2021, mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nhưng Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bù Đăng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt việc tăng trưởng dư nợ đạt 21,7 tỷ. Để đạt được kết quả đó, phòng giao dịch đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đảm bảo đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng.

 Trong 7 tháng đầu năm 2021, được sự quan tâm của Ngân hàng CSXH cấp trên và của Huyện ủy, UBND huyện. Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng đã có mức tăng trưởng dư nợ khá cao với 21,7 tỷ đồng, tăng 216% so với cùng kỳ năm 2020. Để thực hiện tốt công tác cho vay, ngay từ đầu năm, đơn vị đã xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác và các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) đẩy mạnh tuyên truyền về các chương trình cho vay ưu đãi mà huyện đang triển khai.
Nhờ làm tốt công tác phối hợp giữa Ngân hàng CSXH huyện với các tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác nên công tác cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai sâu rộng đến mọi người dân. Hiện nay, NHCSXH huyện đang triển khai cho vay 13 chương trình tín dụng với hơn 11.000 hộ vay. Tổng dư nợ các chương trình đến 31/07/2021 đạt 338,3 tỷ đồng, tăng 21,7 tỷ đồng so với năm 2020, tỷ lệ tăng trưởng đạt 6,8%.
Theo đó, nguồn vốn tăng trưởng tập trung chủ yếu ở một số chương trình như: Cho vay hộ mới thoát nghèo tăng 5 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tăng 14 tỷ đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng 8 tỷ đồng… Đồng vốn vay từ Ngân hàng CSXH huyện đã  được người dân đầu tư để sản xuất, kinh doanh, xây dựng công trình nước sạch, nhà vệ sinh đã đem lại hiệu quả, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống.
Chị Doanh Thị Thào - tổ trưởng tổ TK&VV thôn Đak Wí, xã Đak Nhau cho biết: “Hiện nay tổ TK&VV do tôi quản lý có 54 thành viên với dư nợ gần 2,15 tỷ đồng. Năm nay, Nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH huyện về nhiều, đặc biệt là ngay trong tháng 3, tháng 4, đây là thời gian bà con cần tiền để chăm sóc cây trồng như điều, cà phê,…Để đồng vốn đến với bà con nhanh chóng, tôi đã chủ động phối hợp với Ban quản lý Thôn và Đoàn thanh niên xã tổ chức họp rà soát những hộ đủ điều kiện vay vốn và làm hồ sơ kịp thời. Sau khi được Ngân hàng huyện giải ngân, tôi thường xuyên cùng Đoàn thanh niên xã kiểm tra việc sử dụng vốn của bà con, đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả, nhờ đó mà tổ TK&VV do tôi quản lý không có nợ quá hạn, thu lãi, thu tiết kiệm đều hàng tháng, luôn được Cán bộ Ngân hàng đánh giá cao”.
Bên cạnh tuyên truyền, NHCSXH huyện luôn quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý vốn cho cán bộ tổ chức hội nhận ủy thác, tổ TK&VV. Trong năm 2021, Ngân hàng CSXH huyện cũng đã tổ chức được 20 buổi tuyên truyền, tập huấn cho gần 740 người là cán bộ hội nhận ủy thác, Ban giảm nghèo, Trưởng thôn, khu phố và Ban quản lý tổ TK&VV. Qua đó, chất lượng tín dụng của phòng giao dịch ngày càng được nâng lên. Hiện nay, số tổ TK&VV hoạt động tốt, khá của đơn vị chiếm 96,3%. Nợ quá hạn giảm gần 50 triệu đồng so với đầu năm,…
Ông Hạp Tiến Khoa, Giám đốc NHCSXH huyện cho biết: Để kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đơn vị đã tích cực tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện giao chỉ tiêu cho các xã, thị trấn ngay khi nhận được chỉ tiêu được giao của Ngân hàng CSXH cấp trên; phối hợp với UBND các xã, thị trấn, các tổ chức Chính trị – Xã hội nhận ủy thác chỉ đạo tổ TK&VV và Ban quản lý Thôn, Khu phố tiến hành bình xét cho vay, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng.
 Bên cạnh đó, Phòng giao dịch luôn bám sát các món vay đến hạn, thực hiện giải ngân cho vay quay vòng kịp thời, không để vốn tồn đọng, trong 7 tháng đầu năm đã cho vay 2.089 hộ vay với tổng số tiền hơn 68,7 tỷ đồng. Một điểm mới trong công tác cho vay của phòng giao dịch trong năm 2021 là đơn vị đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền về quản lý nguồn vốn, các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách ưu đãi sâu rộng hơn đến mọi đối tượng.
Trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh Covid 19 trên địa bàn huyện để tiếp tục tham mưu Ngân hàng CSXH cấp trên, UBND huyện trong việc phân bổ các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, chăm sóc cây trồng vật nuôi,… của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện.

Tác giả bài viết: Hương Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay903
  • Tháng hiện tại66,398
  • Tổng lượt truy cập20,602,147
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây