SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC LÀM VIỆC TẠI BÙ ĐĂNG.

Thứ bảy - 01/10/2016 10:37

SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC LÀM VIỆC TẠI BÙ ĐĂNG.

Sáng 28/9, Đoàn công tác  Sở VHTT&DL tỉnh Bình Phước do ông Nguyễn Tuấn – Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND huyện Bù Đăng về việc Thống nhất khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Đức Bổn A-lan-Nhã xã Đức Liễu và một số nội dung hoạt động của khu bảo tồn Văn hóa dân tộc S’Tiêng sóc Bom Bo. Phó chủ tịch UBND huyện Điểu Hà Hồng Lý và các cơ quan có liên quan tiếp và làm việc với đoàn.

Về nội dung thống nhất khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Đức Bổn AlanNhã. Sau khi nghe báo cáo của các thành viên thuộc sở và UBND huyện về lịch sử và quá trình hình thành của chùa Đức bổn Alan – Nhã, báo cáo tình hình khu đất được khoanh vùng thì diện tích đất được bảo vệ  khu di       tích tọa lạc tại thôn 2 xã Đức Liễu không có tranh chấp. Nhân dân địa phương cũng mong muốn sớm được công nhận chùa Đức Bổn ALan- Nhã là khu di tích cấp tỉnh. Đoàn thống nhất tiếp tục hoàn thành các thủ tục cần thiết, trình UBND tỉnh  sớm công nhận chùa Đức Bổn Alan Nhã là khu di tích cấp tỉnh.

Đối với các hoạt động của khu bảo tồn Văn hóa dân tộc STiêng sóc Bom Bo: Lãnh đạo Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh cho biết: Tỉnh sẽ tổ chức đoàn công tác đi tham quan và học tập các mô hình không gian văn hóa bản “ Lát” của người dân tộc Thái tại Hòa Bình. Sau chuyến đi sẽ triển khai  xây dựng không gian “ Làng” văn hóa tại khu bảo tồn cùng với việc phục dựng  lại các bản sắc văn hóa, trang phục, ẩm thực của đồng bào. Tổ chức và duy trì việc sinh hoạt cộng đồng tại sân lễ hội với đa dạng các hình thức qua các điệu múa cồng chiêng, kể chuyện sử thi vv… Tái hiện “ Làng” văn hóa của đồng bào dân tộc với 20 hộ gia đình trẻ, có ý thức cộng đồng, thích kinh doanh dịch vụ, có tay nghề trong các ngành: đan lát, dệt, thổ cẩm, rèn; có khả năng tổ chức các bữa ăn truyền thống với các món ăn đặc trưng của đồng bào: Như canh thụt, cơm lam, rượu cần vv..Với mục đích tạo ra các sản phẩm tinh xảo, các món ăn dân dã đậm chất bản địa của đồng bào dân tộc tại chỗ, phục vụ khách tham quan, du lịch khi đến tham quan khu bảo tồn Văn hóa  dân tộc Stiêng sóc Bom Bo.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp các thành viên cho rằng: Việc tổ chức sinh hoạt lễ hội cần có một ngày cụ thể: Tránh ngày mùa để việc sinh hoạt được duy trì thường xuyên liên tục; Việc lựa chọn 20 hộ gia đình trẻ trong việc tạo dựng “ Làng” văn hóa  không khả thi vì hầu như họ không có nhiều kinh nghiệm trong các ngành nghề truyền thống.

Sau khi nghe các ý kiến của các thành viên trong đoàn Phó chủ tịch UBND huyện Điểu Hà Hồng Lý đã thống nhất với các ý kiến của thành viên. Thống nhất việc chọn 20 hộ tái dựng “ Làng” văn hóa là người dân tộc Stiêng được chọn trong phạm vi toàn xã Bom Bo.  Phó chủ tịch cũng đề xuất với Sở văn hóa TT&DL  hỗ trợ hoàn thành việc đăng ký bản quyền thương hiệu đối với sản phẩm rượu cần Bom Bo.

Phát biểu tại buổi làm việc Ông Nguyễn Tuấn – Giám đốc sở VHTT&DL ghi nhận các ý kiến, đề xuất của UBND huyện và các thành viên. Giám đốc sở đề nghị UBND huyện cùng các cơ quan có liên quan và UBND xã Bom Bo tích cực hỗ trợ cùng sở VHTT&DL sớm hoàn thành đề án. Để Bom Bo không chỉ là thương hiệu mà là một điểm đến du lịch hấp dẫn, một làng văn hóa mang đậm nét đặc trưng của người dân tộc bản địa nơi đây.

 
MỸ HIỆP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay3,486
  • Tháng hiện tại88,215
  • Tổng lượt truy cập20,623,964
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây