Tín dụng chính sách: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế tại thôn Sơn Hòa.

Thứ hai - 30/11/2020 15:15

Tín dụng chính sách: "Đòn bẩy" phát triển kinh tế tại thôn Sơn Hòa.

Với mục tiêu đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số ( ĐBDTTS) trong hành trình thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện Bù Đăng đã chú trọng tạo điều kiện cho bà con ĐBDTTS vay vốn ưu đãi từ tín dụng chính sách xã hội để phát triển sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống.

Thôn Sơn Hòa là thôn có tỉ lệ dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số cao nhất của xã Thọ Sơn (chiếm hơn 92%), nhận thức còn nhiều hạn chế nên kinh tế tại đây còn chậm phát triển.
 Được sự quan tâm và chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, các Hội đoàn thể nhận ủy thác với Ngân hàng chính sách xã hội huyện nên hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn xã Thọ Sơn thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Đặc biệt, tại thôn Sơn Hòa, Ngân hàng CSXH huyện đã thường xuyên quan tâm, hướng dẫn cho người dân việc tiếp cận vốn vay sản xuất, giải quyết việc làm… Nhờ đó, nhiều hộ dân nơi đây đã cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.
Chị Thị Hông – người dân tộc Mnông (sinh năm 1980, trú thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn) lập gia đình từ lâu. Do không có công ăn việc làm ổn định, phụ thuộc hoàn toàn vào trồng cây nông nghiệp, thiếu kiến thức chăm sóc nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Gia đình lại đồng con nên vợ chồng chị vẫn không có của ăn, của để, năm 2016, gia đình thuộc diện hộ nghèo.
Được sự giới thiệu và tư vấn của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thọ Sơn và Tổ TK&VV thôn Sơn Hòa, năm 2016, chị đã tiếp cận được với đồng vốn tín dụng chính sách, gia đình chị vay 30 triệu đồng nguồn vốn hộ nghèo để cải tạo chăm sóc vườn điều. Nhờ sự hỗ trợ của các Hội đoàn thể và quyết tâm vượt khó của mình, đến năm 2019, gia đình chị đã vươn lên thoát nghèo và trả được số tiền vay trước đó, gia đình chị tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện để cải tạo điều và chăn nuôi bò.
Chị Thị Hông cho biết: “ Lúc trước, gia đình mình nghèo lắm lại đồng con nữa, rất là khó khăn nên không có tiền để chăm sóc điều hoặc chăn nuôi bò. Năm 2019, Gia đình mình được các tổ viên trong tổ TK&VV do Chị Hương làm tổ trưởng bình xét cho vay số tiền 50 triệu đồng từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Có tiền, gia đình mình đã mua được 2 con bò và chăm sóc hơn 1ha điều. Hiện nay, bò nhà mình đã đẻ thêm được 1 con bò con và việc chăm sóc điều giúp gia đình có thu nhập khoảng 50 triệu đồng mỗi năm, thoát được hộ nghèo”.
Cũng nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, gia đình chị Thị Hồng Nhen đã được vay gần 60 triệu đồng để có thêm tiền hỗ trợ cho con trang trải chi phí học tập. Chị Nhen chia sẻ: “ Có nguồn vốn cho con có điều kiện đi học đã giúp gia đình tôi đã bớt vất vả và lo lắng về hơn nhiều so với trước đây. Bên cạnh đó, gia đình có vay thêm 12 triệu đồng để làm công trình nước sạch và vệ sinh môi trường. Cảm ơn chính quyền địa phương và Ngân chính sách xã hội huyện đã tạo điều kiện cho gia đình được tốt hơn”.
Không chỉ Chị Hông, chị Nhen mà nhiều hộ ĐBDTTS tại thôn Sơn Hòa đã được tiếp cần và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH để phát triển kinh tế. Bằng nguồn vốn này, các hộ gia đình đã đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, hỗ trợ kinh phí học tập, sửa chữa nhà ở…, giúp cải thiện đời sống, các con có cơ hội được đến trường, từng bước vượt qua khó khăn.
Bà ANDÊ – Tổ trưởng tổ TK&VV tại Thôn Sơn Hòa, xã Thọ Sơn cho biết: “ Tôi làm tổ trưởng Tổ TK&VV đã hơn 15 năm, hiện bà con Thôn Sơn Hòa đang vay nguồn vốn tín dụng chính sách gần 2 tỷ đồng. Đa số các hộ vay vốn trong tổ đều là người dân tộc thiểu số. Sau khi được vay vốn, ngoài việc chăm sóc điều, cà phê, chăn nuôi trâu bò,… một số chị em còn trồng thêm lá nhíp dưới tán điều để tăng thu nhập, từ đó một số hộ đã có kinh tế khá hơn, vươn lên thoát nghèo. Các hộ vay trong tổ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và giúp tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, các hộ đều tham gia nộp lãi và tiền gửi tiết kiệm hàng tháng đầy đủ. hiện nay, Sơn Hòa chỉ còn 2 hộ thuộc diện nghèo.”
Theo báo cáo của PGD NHCSXH huyện Bù Đăng, đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách giúp tại xã Thọ Sơn là hơn 15,5 tỷ đồng. Trong đó, trong đó số tiền cho vay đối với hộ ĐBDTTS là hơn 5,7 tỷ đồng, chiếm 28% trên tổng dư nợ. Thọ Sơn cũng là 1 trong 4 xã không có nợ quá hạn đối với tín dụng chính sách. Nguồn vốn này được phân bổ hỗ trợ vay vốn cho các đối tượng: hộ nghèo, hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ ĐBDTTS đặc biệt khó khăn, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo...
Ông Hạp Tiến Khoa, Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Bù Đăng cho biết: “Bù Đăng là huyện có tỉ lệ ĐBDTTS cao nhất trong cả tỉnh nên nguồn vốn tín dụng chính sách cũng tập trung cho vay các hộ ĐBDTTS trên địa bàn huyện. Tổng số tiền cho vay hộ ĐBDTTS chiếm hơn 40% số tiền mà Ngân hàng CSXH huyện đang cho vay với tổng số tiền hơn 135 tỷ đồng/ 4.125 hộ. Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp những hộ ĐBDTTS ổn định sản xuất, phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo bền vững, đặc biệt là những hộ trong đề án giảm 1000 hộ nghèo năm 2019, 2020 của UBND tỉnh.
Tuy nhiên, bên cạnh những hộ sản xuất tốt, ổn định cuộc sống thì vẫn còn nhiều trường hợp vay vốn làm ăn chưa hiệu quả. Những hộ dân này bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do như: chăn nuôi, sản xuất theo lối cũ (chăn nuôi thả rông); thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, biến đổi thất thường; địa hình khó khăn, hiểm trở… dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thua lỗ, khó khăn trong việc trả nợ vốn vay. Một số hộ dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại; không tự mình vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.”
Để tiếp tục giúp ĐBDTTS trên địa bàn nơi đây sử dụng hiệu quả vốn vay tín dụng chính sách, Ngân hàng CSXH huyện đã tham mưu UBND huyện, Ban đại diện Ngân hàng CSXH huyện ra văn bản chỉ đạo các tổ chức chính trị, đoàn thể cấp huyện tăng cường củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng. Đơn vị cũng tích cực phối hợp tuyên truyền các chính sách tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng CSXH để các hộ dân được biết và tiếp cận khi có nhu cầu.
Cùng với đó, Ban đại diện Ngân hàng CSXH huyện đã chỉ đạo các hội, đoàn thể nhận ủy thác, phối hợp cùng Ban quản lý tổ TK&VV tích cực hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, phương thức làm ăn cho ĐBDTTS để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; chỉ đạo cán bộ tín dụng theo dõi địa bàn thường xuyên bám sát cơ sở, phối hợp cùng các tổ chức chính trị, đoàn thể cấp xã, tổ TK &VV rà soát đối tượng vay vốn, chỉ đạo bình xét kịp thời, nâng cao chất lượng tín dụng trên địa bàn…  

Quốc Việt.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập33
  • Hôm nay1,721
  • Tháng hiện tại95,181
  • Tổng lượt truy cập20,226,063
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây