Theo báo cáo tại hội nghị, trong 9 tháng đầu năm 2020, Ban đại diện Hội đồng quản trị ngân hàng chính sách xã hội huyện Bù Đăng đã kiện toàn các chức danh sau đại hội huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025. Huyện Bù Đăng là địa bàn còn nhiều khó khăn nên đã nhận được sự quan tâm của trung ương, tỉnh. Đến ngày 30/9/2020, tổng nguồn vốn ủy thác là trên 312 tỷ đồng, tăng trên 22 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó nguồn trung ương ủy thác là trên 305 tỷ đồng, tăng trên 21 tỷ đồng so với cùng kỳ 2019; Nguồn ủy thác của tỉnh là trên 3,2 tỷ đồng, nguồn của huyện ủy thác gần 4 tỷ đồng.
Với phương châm “tạo điều kiện tối đa để hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững”, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bù Đăng đã thực hiện cho 10.829 hộ vay các chương trình tính dụng chính sách với tổng số tiền trên 304 tỷ đồng, tăng trên 13 tỷ đồng so với đầu năm 2020, đạt 99% kế hoạch tỉnh giao. Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay được các thành viên quan tâm, nên tổng dư nợ quá hạn được kiểm soát. Đến ngày 30/9/2020, tổng dư nợ quá hạn chỉ có 701 triệu đồng, tỷ lệ 0,29% trên tổng dư nợ cho vay. Từ nguồn vốn tín dụng đã giải quyết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, học sinh, sinh viên được vay vốn phát triển kinh tế, an tâm học tập, cải thiện cuộc sống.
Bên cạnh đó, Các Tổ tiết kiệm và vay vốn ở các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động gửi tiết kiệm định kỳ, nhằm giảm áp lực hoàn trả vốn vay đến kỳ đáo hạn được các họ dân tham gia tích cực. Đến ngày 30/9/2020 đã gửi trên 22 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bù Đăng – Trần Thanh Hòa đã đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác tín dụng chính sách trên địa bàn huyện trong 9 tháng qua. Đồng thời đề nghị trong 3 tháng còn lại của năm 2020, Ngân hàng CSXH huyện, các ngành, các địa phương cần bám sát mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, làm tốt công tác ủy thác vốn vay, tổ chức đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn; Tích cực huy động, khai thác các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay theo chỉ tiêu kế hoạch được giao; Đổi mới, thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng trng phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần giảm hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện một cách bền vững.
Lê Hoàng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn