Trước tình hình đó, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo hỗ trợ nông dân trồng điều, đồng thời chỉ đạo các ngành chuyên môn theo dõi tình hình phát triển của cây điều sau niên vụ 2016-2017 để có giải pháp phòng trị kịp thời cho mùa vụ tới. Ngày 14/9 vừa qua, UBND huyện đã tổ chức lễ ra quân tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cách phòng trị bệnh hại trên cây điều tại Sóc Bù Đăng Sarây của xã Đoàn Kết làm điểm của huyện, sau đó triển khai đến các xã, thị trấn còn lại. Tại lễ ra quân, phó chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Hải cho biết: trong thời gian qua UBND huyện đã trực tiếp chỉ đạo Phòng nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với Trạm trồng trọt – BVTV triển khai 60 lớp tập huấn kỹ thuật cho hơn 3.600 lượt người tham gia tại các xã trên địa bàn huyện và 8 mô hình trình diễn về các biện pháp phòng trừ khô cành cháy lá cũng như các biện pháp kỹ thuật nhằm không chế dịch bệnh trên cây điều. Đến nay diện tích bị nhiễm sâu bệnh đã được khống chế nhưng hầu hết hồi phục và sinh trưởng chậm.
Trong đợt ra quân lần này có sự tham gia của các Tổ tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh về hướng dẫn cho bà con trong đó tập trung chủ yếu vào 2 nội dung chính: Phòng trừ bệnh cháy là khô cành, phòng trừ Bọ xít muỗi và cách chăm sóc bón phân trong từng giai đoạn sinh trưởng của cây điều.
Trong đó các kỹ sư đã thực hành hướng dẫn trực tiếp tại vườn cho bà con về cách cắt tỉa cành đối với những cành không năng suất, cành khô, cành bị sâu bệnh gây hại nhằm tạo không gian thông thoáng cho vườn điều, cách bón phân theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây. Trong đó các kỹ sư lưu ý bà con cần chú thực hiện cácquy trình theo từng giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: thời gian thực hiện từ tháng 9 đến tháng 10 bà con nông dân cần chú ý thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời khi có sâu bệnh gây hại. Tiến hành tỉa cành, làm cỏ, phát quang bụi rậm để vườn thông thoáng và nếu cây đang ra đọt non bị Bọ xít muỗi tấn công thì phải phun thuốc trị Bọ xít muỗi. Đối với vườn bị nhiễm bệnh nấm hồng, thán thư, khô cành mức độ nhẹ thì tiến hành rửa vườn các thuốc gốc đồng, nếu bệnh gây hại nặng thì tiến hành phun thuốc để điều trị. Về phân bón các kỹ sư hướng dẫn bà con nên bón phân thành 2 đợt. Đợt 1 bón vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5-6. Đợt 2 vào cuối mùa mưa khoảng tháng 9-10.
Giai đoạn 2: thời gian thực hiện từ tháng 11 đến tháng 12. Giai đoạn này dọn vệ sinh vườn đặc biệt quan trọng vì đây là thời đểm cây bắt đầu ra hoa và cũng là thời điểm Bọ xít muỗi và nhiều loại sâu bệnh hại khác gây hại nhiều. Do đó bà con cần chú ý làm cỏ, cành bị sâu bệnh, lá rụng đem đốt để hun khói để đuổi Bọ xít muỗi.
Giai đoạn 3: Thời gian sau giai đoạn 2. Đây là thời điểm ra hoa, đậu trái. Do đó thời điểm này bà con nông dân nên sử dụng phân bón lá và các chất điều hòa sinh trưởng nhằm bổ sung dinh dưỡng cho cây để giúp cây ra hoa, đậu trái tốt hơn. Vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch cần dọn vườn sạch sẽ cỏ, rác để thu hoạch dễ dàng.
Sau khi ra quân tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn cách phòng trị bệnh hại trên cây điều điểm ở Sóc Bù Đăng Sarây xã Đoàn Kết, huyện Bù Đăng sẽ tiếp tục triển khai tập huấn hướng dẫn ở các xã còn lại. Việc được kỹ sự nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn thực hành tại vườn sẽ giúp bà con nông dân dễ dàng áp dụng vào vườn của mình.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn