Tham dự hội nghị có ông Lê Xuân Trí - Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Phước; Các đồng chí lãnh đạo huyện: Huỳnh Hữu Thiết – TUV, Bí thư Huyện ủy; Lê Viết Diện – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Lê Thanh Hải – UVTV, Phó Chủ tịch UBND huyện; Nguyễn Xuân Hòa – UVTV, Chủ tịch UBMTTQVN huyện cùng đại diện các ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Được biết, toàn huyện Bù Đăng có khoảng 59.000 ha, vụ mùa điều năm 2016 – 2017 cho năng suất bình quân chỉ đạt 5,83 tạ/1ha (bằng 53,46% so với vụ mùa điều năm 2015 – 2016). Tuy nhiên do ảnh hưởng của thời tiết, mưa trái mùa trên diện rộng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, bệnh hại phát triển mạnh như: bọ xít muỗi, bệnh thán thư, bệnh cháy lá khô cành làm 40.037 ha bị nhiễm bệnh. Trong đó nhiễm nhẹ là 2.447 ha; nhiễm trung bình là 19.480 ha, nhiễm nặng là 18.110 ha.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phân tích thêm các nguyên nhân cũng như trao đổi các giải pháp để giúp bà con nông dân trồng điều phòng chống bệnh như: Đối với bọ xít muỗi, thời điểm phun hiệu quả nhất vào chiều mát (khoảng 17h00 – 18h00). Những ngày trời âm u bọ xít muỗi phát triển mạnh có thể phun sớm hơn; Với bệnh thán thư, khi cây điều ra chồi non, nụ hoa, quả non nếu gặp điều kiện độ ẩm cao, sương mù nhiều thì cần phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ bệnh và không phun thuốc trước 9 giờ sáng để điều thụ phấn; Các cấp, các ngành cùng chung tay tuyên truyền trong nhân dân đồng loạt ra quân để dập tắt bọ xít muỗi cũng như sâu bệnh hại trên cây điều để phục hồi sức khỏe cho cây điều, cho sản lượng tốt nhất trong điều kiện hiện nay.
Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Huỳnh Hữu Thiết đề nghị Bí thư, chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội nông dân các xã, thị trấn bắt tay ngay vào việc thành lập Tổ Tư vấn và phòng dịch tại các thôn, khảo sát thực tế các vườn điều để có những giải pháp phù hợp giúp bà con trồng điều hiểu rõ hơn bệnh sâu hại, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách hiệu quả, tuyên truyền bà con thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện những hiện tượng lạ, bệnh mới phát sinh để ngăn chặn kịp thời, tránh lây lan diện rộng; Các ngành chuyên môn, nhất là quản lý thị trường có giải pháp ngăn chặn nạn đầu cơ tăng giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện phối hợp ngành nông nghiệp có chuyên mục tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc, phòng chống bệnh sâu hại; Ngành nông nghiệp phải thường xuyên đi cơ sở để hỗ trợ kỹ thuật cho các xã thị trấn qua đó giúp người trồng điều sớm khắc phục bệnh sâu hại để cây điều phát triển khỏe, cho sản lượng tốt nhất nhằm ổn định đời sống của người dân.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn