Bình Phước: 20 năm triển khai triển khai Tín dụng chính sách theo Nghị định 78 - bệ đỡ của người nghèo.

Thứ ba - 13/09/2022 10:01

Bình Phước: 20 năm triển khai triển khai Tín dụng chính sách theo Nghị định 78 - bệ đỡ của người nghèo.

Sáng ngày 12-9, tại Trung tâm hội nghị Trường Chính trị tỉnh, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4-10-2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.

Dự hội nghị có Phó Tổng Giám đốc Ngân hành Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam Hoàng Minh Tế.
Về phía lãnh đạo tỉnh Bình Phước có: Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Trần Tuyết Minh; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; cùng đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, thị xã, thành phố và các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai tín dụng chính sách.
Báo cáo tại hội nghị cho biết, hiện nay NHCSXH chi nhánh tỉnh Bình Phước quản lý Hội sở tỉnh và 10 phòng giao dịch NHCSXH thị xã, huyện. Toàn tỉnh hiện có 107 điểm giao dịch tại 111 xã, phường, thị trấn với trên 480 cán bộ hội, đoàn thể từ tỉnh đến xã tham gia vào hoạt động ủy thác. 1.847 tổ tiết kiệm và vay vốn phân bố rộng khắp trên tất cả các ấp, khu vực trong toàn tỉnh.
Với phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, đến hết tháng 7-2022, tổng dư nợ ủy thác trên 2.998 tỷ đồng, chiếm 99,17% tổng dư nợ của NHCSXH, với 76.133 hộ còn dư nợ; trong đó nợ quá hạn 3,2 tỷ đồng, chiếm 0,11%/dư nợ ủy thác.  
Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, các chương trình tín dụng ưu đãi do NHCSXH thực hiện trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện cho 488.521 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với tổng 8.395,3 tỷ đồng. Nguồn vốn đã góp phần giúp 53.382 hộ thoát nghèo; 30.525 hộ thoát cận nghèo; giải quyết việc làm cho 34.445 lao động; 41.702 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; xây dựng 275.827 công trình nước sạch và nhà vệ sinh; 3.731 căn nhà cho hộ nghèo, 202 căn nhà ở xã hội. Chính sách tín dụng cùng với các chính sách khác góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo của tỉnh, cụ thể: giai đoạn 2001-2005 giảm từ 12% còn 4,5%; giai đoạn 2006-2010 giảm từ 11,2% còn 4,3%; giai đoạn 2011-2015 giảm từ 9,29% còn 2,96%; giai đoạn 2016-2021 giảm từ 6,15% còn 0,43%.
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai tín dụng ưu đãi chia sẻ những kinh nghiệm thực tế tại cơ sở. Đồng thời được nghe những chia sẻ đầy xúc động của những cá nhân đã từng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc sống nhờ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Việt Nam Hoàng Minh Tế đề nghị: Để thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ hiệu quả hơn nữa, Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, NHCSXH chi nhánh tỉnh, phòng giao dịch thị xã, huyện cần gắn tín dụng chính sách với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu giảm nghèo của tỉnh. Trong đó, tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù để triển khai hiệu quả, nâng tầm các chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Phó Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam Hoàng Minh Tế lưu ý: Cấp ủy, chính quyền các cấp cân đối, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung thêm nguồn vốn vay cho người nghèo và các đối tượng khác. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác nhận ủy thác, phối hợp chặt chẽ với NHCSXH củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả nghị định của Chính phủ.
Kết luận tại hội nghị,  Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh khẳng định: Qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ cho thấy, tín dụng chính sách xã hội là chủ trương, chính sách đúng đắn, nhân văn của Đảng, Nhà nước dành cho người nghèo và các đối tượng chính sách cần hỗ trợ. Đối với Bình Phước, tín dụng chính sách đã đáp ứng cơ bản nhu cầu các đối tượng được hỗ trợ, các chương trình cho vay từng bước mở rộng, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng giúp tỉnh thực hiện thành công chính sách an sinh, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển. Cụ thể sau 25 năm tái lập tỉnh, Bình Phước đã đạt được nhiều thành tựu vô cùng to lớn, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đạt được kết quả đó, một phần có sự đóng góp không nhỏ của NHCSXH chi nhánh tỉnh, đặc biệt là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và NHCSXH Việt Nam.

z3717481436964 d74afb69a00e2cae4b73f0ec3b775724

 

Dịp này, Huyện Bù Đăng vinh dự có Ông Nguyễn Văn Lưu – UV BTV huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện – Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện được NHCSXH Việt Nam vinh danh, 1 cá nhân nhận Bằng khen của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc, Tập thể UBND huyện và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai tín dụng ưu đãi được UBND tỉnh Bình Phước tặng bằng khen.

Tác giả bài viết: Hương Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 9 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 9 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay7,089
  • Tháng hiện tại140,022
  • Tổng lượt truy cập20,486,588
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây