Ngân hàng Chính sách xã hội huyện: Nỗ lực tăng trưởng để hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế

Thứ tư - 22/01/2025 10:40
Từ đầu năm đến nay, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tập trung thực hiện các giải pháp tăng trưởng dư nợ, thu hút thêm nguồn vốn về cho địa phương. Nhờ đó, nguồn vốn được kịp thời đưa vào sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ngân hàng Chính sách xã hội huyện: Nỗ lực tăng trưởng để hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế
Thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tích cực bám sát các chỉ tiêu nhiệm vụ của địa phương thực hiện tham mưu bổ sung thêm nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sác khác trên địa bàn huyện. Trong năm 2024, đơn vị được bổ sung nguồn vốn mới là 97,01 tỷ đồng ( tỉ lệ tăng trưởng đạt 17,7%, cao nhất toàn tỉnh) để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện còn phải giải ngân nguồn vốn sau khi thu hồi nợ, không được để tồn đọng vốn.
Đến ngày 15/12/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn huyện đạt 636,1 tỷ đồng, tăng 97 tỷ đồng so với năm 2013 (là huyện có tăng trưởng dư nợ cao nhất tỉnh). Nợ quá hạn giảm 11 triệu đồng. Tăng trưởng dư nợ tập trung ở các chương trình tín dụng: cho vay hộ mới thoát nghèo (+21.817 triệu đồng); cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (+3.253 triệu đồng); cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (+11,5 tỷ đồng); cho vay HSSV (+45 tỷ dồng),...; bình quân dư nợ/xã đạt 39,7 tỷ đồng, tăng 6 tỷ đồng so với đầu năm; bình quân dư nợ/hộ đạt 48,1 triệu đồng, tăng 6 triệu đồng so với đầu năm. Xã có dư nợ cao nhất là xã Đăk Nhau với tổng dư nợ đạt 74,6 tỷ đồng,…
 Để có được kết quả đó, đơn vị luôn bám sát định hướng hoạt động của chi nhánh tỉnh, xác định nhiệm vụ trọng tâm và tổ chức triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Cụ thể, ngay từ đầu năm, đơn vị giao nhiệm vụ cho từng cán bộ tín dụng. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện các chương trình vốn; tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện chỉ đạo các xã, thị trấn để giao chỉ tiêu cho các khu phố, thôn; bám sát các chỉ tiêu kế hoạch được giao, rà soát các hộ có nhu cầu vay vốn để tổng hợp, triển khai lập hồ sơ giải ngân cho vay, không để tồn đọng vốn.

Anh Điểu Vũ ở thôn 5, xã Bình Minh phấn khởi: “Mình vay vốn ở Ngân hàng Chính sách huyện nhiều lần rồi, từ lúc còn là hộ nghèo, nay mình đã thoát nghèo nhưng vẫn được tiếp tục vay, mình mừng lắm. Giờ mình đang vay được 110 triệu đồng. Vay tiền về làm nhà, mua bò, đến nay gia đình có 12 con bò, gia đình có nguồn thu ổn định và đã thoát nghèo. Cảm ơn Ngân hàng nhiều”.

Cùng với việc giải ngân nguồn vốn được giao mới, việc quản lý, thu hồi lãi và nợ gốc đến kỳ hạn cũng được đơn vị kiểm soát chặt chẽ. Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã chủ động chỉ đạo cán bộ phụ trách địa bàn bám sát cơ sở để theo dõi, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ; phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp xã, các tổ tiết kiệm và vay vốn phân tích từng khoản nợ quá hạn, phân loại đối tượng có khả năng, không có khả năng thu hồi vốn để áp dụng biện pháp xử lý kịp thời. Từ đầu năm đến nay, doanh số thu nợ đạt 166,4 tỷ đồng, đơn vị đã kịp thời giải ngân cho hơn 3.600 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay.

Đặc biệt, trong thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng dư nợ, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện chú trọng đến vai trò các tổ Tiết kiệm và vay vốn để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn hộ dân về thủ tục vay, bình xét đối tượng vay… Nhờ thực hiện tốt công tác củng cố, kiện toàn, đến nay, số tổ tiết kiệm vay vốn xếp loại tốt, khá chiếm 98,6%.

Ông Hạp Tiến Khoa, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho biết: Để thực hiện tốt nhiệm vụ tăng trưởng dư nợ, đảm bảo nguồn vốn được đưa đến tận tay hộ nghèo và người dân kịp thời, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã tích cực tham mưu Huyện ủy, UBND huyện và Trưởng Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội huyện các giải pháp để thu hút thêm nguồn vốn, đặc biệt thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giải ngân vốn. Trong đó, tập trung tuyên truyền, hướng dẫn về các chương trình có vốn bổ sung mới, chương trình vốn tăng mức vay, thời hạn vay… Đối với nguồn vốn sau thu hồi phải có kế hoạch giải ngân kịp thời, đúng quy định, đảm bảo hiệu quả quay vòng vốn, không để tồn đọng, gây lãng phí vốn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Ngân hàng Chính sách xã hội cấp trên, Huyện ủy, UBND huyện và Trưởng Ban Đại diện và sự nỗ lực của đơn vị, kết quả đến thời điểm này đã đạt được những kết quả rất tốt và đã sớm hoàn thành tất cả các chỉ tiêu theo kế hoạch.
 

Tác giả: Hương Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập76
  • Hôm nay3,821
  • Tháng hiện tại141,427
  • Tổng lượt truy cập20,677,176
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
gop y du thao
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây