Theo báo cáo của huyện Bù Đăng, toàn huyện hiện có khoảng 34 dân tộc thiểu số khác nhau với 57.900 người chiếm 39,7% dân số. Trước năm 2015, địa phương vẫn còn tình trạng cha mẹ ép gả con lấy chồng, lấy vợ khi còn chưa đủ tuổi kết hôn, phổ biến tại đồng bảo S’tieng và H’Mông, Mạ…nhiều trường hợp làm cha, mẹ khi mới 15, 16 tuổi và vẫn còn tình trạng anh, chị, em họ kết hôn trong phạm vi 3 đời. Thực hiện đề án “ Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025”, các cấp chính quyền đã có nhiều biện pháp tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đến nay, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết giảm dần từ 32 cặp tảo hôn, 28 cặp hôn nhân cận huyết vào năm 2015 xuống còn 8 cặp tảo hôn và 5 cặp hôn nhân cận huyết vào năm 2017. Trong đó, xã Đồng Nai có 5 cặp tảo hôn và 3 cặp hôn nhân cận huyết thống trong năm 2017.
Qua 2 năm thực hiện đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2025”, cho thấy vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động người dân và các vấn đề về kinh phí phục vụ cho việc thực hiện đề án…
Kết luận tại buổi làm việc, ông Điểu Điều, Trưởng Ban dân tộc HĐND tỉnh địa phương cần theo sát tập tục và quan điểm hôn nhân của từng dân tộc thiểu số trên địa bàn và có những biện pháp tuyên truyền, vận động hiểu quả. Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân tộc thiểu số. Theo số liệu của đề án trường hợp tảo hôn tại địa phương lớn hơn so với báo cáo mà huyện cung cấp nên huyện cần đánh giá lại để có sự chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy chính quyền và phương thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả để khi triển khai thực hiện đề án được hiệu quả.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn