HUYỆN BÙ ĐĂNG - BÌNH PHƯỚC

http://budang.binhphuoc.gov.vn


Hội nghị BCH Đảng bộ huyện Bù Đăng lần thứ 17 (mở rộng).

Ngày 12-6, Huyện ủy Bù Đăng tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ 17 (mở rộng) nhằm tổng kết 10 năm thưc hiện nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.Các đồng chí Trần Tuệ Hiền, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Phước Hải, UV.BTV, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh uỷ; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan cùng các đồng chí trong Ban Chấp hành Đảng bộ huyện cùng dự hội nghị.
Hội nghị BCH Đảng bộ huyện Bù Đăng lần thứ 17 (mở rộng).

Sau 10 năm thực hiện nghị quyết TW 7, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những chuyển biến rõ rệt. Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từng năm. Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được chú trọng, góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, dịch vụ cho nhân dân.
Theo báo cáo dự thảo tại hội nghị, hiện nay diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện hơn 103 ngàn ha, trong đó diện tích cây điều hớn 59 ngàn ha; cây tiêu 1,3 ngàn ha; cây cao su hơn 31 ngàn ha; cây cà phê hơn 10 ngàn ha. Về chăn nuôi, đàn gia súc trên bàn huyện hơn 32 ngàn con, đàn gia cầm hơn 506 ngàn con (tăng 20 lần so với năm 2008). Công tác cải tạo các hồ đập tự nhiên để phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân được chú trọng. hiện trên địa bàn huyện có 26 hồ đập chứa nước, 75 km kênh mương nội đồng, trong đó đã kiên cố hóa được 13km, góp phần chủ động tưới tiêu hàng năm cho 930 ha cây trồng hàng năm.
Công tác phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và đời sống được đặc biệt quan tâm. Trong 10 năm đã tổ chức được 1.446 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi cho gần 70 ngàn lượt người; cấp hơn 26,8 ngàn cây ca cao, 22 ngàn cây điều; hơn 57 ngàn tấn phân bón NPK cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện 10 mô hình trồng co su, 40 mô hình cải tạo vườn điều, 25 mô hình trồng cao cao xen điều, 11 mô hình cải tạo vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi, 15 mô hình chăn nuôi gà, heo, 80 mô hình sử dụng phân bón vi lượng trên các loại cây trồng. xây dựng 12 mô hình chống xói mòn trên đất dốc, 15 mô hình trồng rau an toàn. Tổ chức 7 lớp thăm quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình làm kinh tế giỏi trong và ngoài tỉnh…
Việc  đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất được chú trọng. hiện nay, trên địa bàn huyện có 24 tổ hợp tác với trung bình từ 7 đến 9 thành viên; 21 hợp tác xã, trong đó 19 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 2 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp; 104 trang trại với tổng diện tích 1.413 ha, gồm 93 trang trại trồng trọt, 7 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại tổng hợp. Nhìn chung các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển hiệu quả, góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 1.727 hộ, cận nghèo 805 hộ.
Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt. Hiện các tuyến đường vào trung tâm các xã đã được thâm nhập nhựa, 100% thôn có đường cấp phối sỏi đỏ, đường thâm nhập nhựa. trong chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã mới, nâng cấp, sửa chữa được 68,7 km đường trục chính thôn, ấp; kéo 270 km đường điện chiếu sáng… góp phần đưa 2 xã Đức Liễu và Bình Minh về đích nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 7 đến 16 tiêu chí.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế như, nông nghiệp chưa phát triển bền vững, năng suất một số cây trồng, vật nuôi chưa cao, sản phẩm đa phần đang ở dạng thô, chư qua chế biến, chưa có thương hiệu, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương….
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Tuệ Hiền yêu cầu, thời gian tới huyện Bù Đăng cần tập trung rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, xem đây là “cần câu” giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế hay, hiệu quả, tuy nhiên cần phải tránh tình trạng phát triển ồ ạt, phải quan tâm đến khâu chế biến để chủ động đầu ra cho sản phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến về mặt nhận thức cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh…
Dịp này, 3 tập thể, 4 cá nhân được huyện ủy Bù Đăng tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện nghị quyết TW 7 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
ANH THẮNG 
Sau 10 năm thực hiện nghị quyết TW 7, nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã có những chuyển biến rõ rệt. Công tác xóa đói giảm nghèo thực hiện hiệu quả, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từng năm. Các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được chú trọng, góp phần nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, dịch vụ cho nhân dân.
Theo báo cáo dự thảo tại hội nghị, hiện nay diện tích trồng trọt trên địa bàn huyện hơn 103 ngàn ha, trong đó diện tích cây điều hớn 59 ngàn ha; cây tiêu 1,3 ngàn ha; cây cao su hơn 31 ngàn ha; cây cà phê hơn 10 ngàn ha. Về chăn nuôi, đàn gia súc trên bàn huyện hơn 32 ngàn con, đàn gia cầm hơn 506 ngàn con (tăng 20 lần so với năm 2008). Công tác cải tạo các hồ đập tự nhiên để phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho người dân được chú trọng. hiện trên địa bàn huyện có 26 hồ đập chứa nước, 75 km kênh mương nội đồng, trong đó đã kiên cố hóa được 13km, góp phần chủ động tưới tiêu hàng năm cho 930 ha cây trồng hàng năm.
Công tác phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh và đời sống được đặc biệt quan tâm. Trong 10 năm đã tổ chức được 1.446 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng, vật nuôi cho gần 70 ngàn lượt người; cấp hơn 26,8 ngàn cây ca cao, 22 ngàn cây điều; hơn 57 ngàn tấn phân bón NPK cho đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện 10 mô hình trồng co su, 40 mô hình cải tạo vườn điều, 25 mô hình trồng cao cao xen điều, 11 mô hình cải tạo vườn cà phê bằng phương pháp ghép chồi, 15 mô hình chăn nuôi gà, heo, 80 mô hình sử dụng phân bón vi lượng trên các loại cây trồng. xây dựng 12 mô hình chống xói mòn trên đất dốc, 15 mô hình trồng rau an toàn. Tổ chức 7 lớp thăm quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình làm kinh tế giỏi trong và ngoài tỉnh…
Việc  đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất được chú trọng. hiện nay, trên địa bàn huyện có 24 tổ hợp tác với trung bình từ 7 đến 9 thành viên; 21 hợp tác xã, trong đó 19 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 2 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp; 104 trang trại với tổng diện tích 1.413 ha, gồm 93 trang trại trồng trọt, 7 trang trại chăn nuôi, 4 trang trại tổng hợp. Nhìn chung các tổ hợp tác, hợp tác xã phát triển hiệu quả, góp phần giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện xuống còn 1.727 hộ, cận nghèo 805 hộ.
Trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã có chuyển biến rõ rệt. Hiện các tuyến đường vào trung tâm các xã đã được thâm nhập nhựa, 100% thôn có đường cấp phối sỏi đỏ, đường thâm nhập nhựa. trong chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn huyện đã mới, nâng cấp, sửa chữa được 68,7 km đường trục chính thôn, ấp; kéo 270 km đường điện chiếu sáng… góp phần đưa 2 xã Đức Liễu và Bình Minh về đích nông thôn mới, các xã còn lại đạt từ 7 đến 16 tiêu chí.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp huyện vẫn còn tồn tại một số hạn chế như, nông nghiệp chưa phát triển bền vững, năng suất một số cây trồng, vật nuôi chưa cao, sản phẩm đa phần đang ở dạng thô, chư qua chế biến, chưa có thương hiệu, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của địa phương….
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Tuệ Hiền yêu cầu, thời gian tới huyện Bù Đăng cần tập trung rà soát lại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, xem đây là “cần câu” giúp người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi. Tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế hay, hiệu quả, tuy nhiên cần phải tránh tình trạng phát triển ồ ạt, phải quan tâm đến khâu chế biến để chủ động đầu ra cho sản phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến về mặt nhận thức cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số trong xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, văn minh…
Dịp này, 3 tập thể, 4 cá nhân được huyện ủy Bù Đăng tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện nghị quyết TW 7 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

ANH THẮNG 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây