hien ke

Quốc hội thảo luận ở tổ về kế hoạch sử dụng đất 2011-2015

Thứ tư - 02/11/2011 12:30 1266

Quốc hội thảo luận ở tổ về kế hoạch sử dụng đất 2011-2015

Sáng 1-11, Quốc hội (QH) thảo luận ở tổ về kế hoạch sử dụng đất 2011-2015 và việc thực hiện trồng mới 5 triệu ha rừng. Nhiều đại biểu không tin số liệu rừng hiện tại VN đang có và đề nghị phải kiên quyết giữ đất lúa cho nông dân. Một số đại biểu ngạc nhiên vì kế hoạch sử dụng đất không thấy đề cập đất dành cho giao thông.

Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) băn khoăn về việc Chính phủ dự định dành khoảng 200.000ha đất làm công nghiệp trong khi hiện tại đã có trên 72.000ha, tỉ lệ lấp đầy thấp. Ông Lịch dẫn chứng: “TP.HCM chỉ cần 2.500ha đã góp trên 20% GDP”. Ông Lịch hỏi: Chính phủ định mở thêm làm gì vì theo tính toán, nếu mở thế thì cần đến 50 năm mới lấp đầy, đó là chưa kể cần số tiền đầu tư rất lớn?

Ông Lịch cho rằng QH cần cẩn trọng trước yêu cầu mở rộng đất cho khu công nghiệp vì không khéo quá trình công nghiệp hóa sẽ là quá trình biến đất nông nghiệp thành... đất hoang, khu công nghiệp để... nuôi bò. Ông Lịch đề nghị thời gian tới để hạn chế tâm lý thích mở khu công nghiệp theo phong trào của các tỉnh cần quy định rõ: phải có phương án lo đời sống cho dân mất đất thì mới cho giải phóng mặt bằng, nếu chưa có kế hoạch chi tiết thì làm gì cũng kiên quyết không cho. “Với nông dân không thể tiền trao cháo múc, lấy đất, đưa tiền. Hãy xem dân Khu chế xuất Tân Thuận đang đi đâu về đâu? Không thể công nghiệp hóa bằng mọi giá như vừa qua” - ông Lịch nói.

 Ông Đặng Thành Tâm, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kinh Bắc, cho rằng: “Tôi trong khối công nghiệp nhưng cũng không đồng ý lấy đất lúa. Đi khảo sát mới thấy còn nhiều loại đất khác có thể làm khu công nghiệp”. Để chấm dứt tình trạng lấy đất bờ xôi ruộng mật, đất lúa làm công nghiệp, chủ tịch MTTQ Hà Nội Đào Văn Bình cho rằng “biện pháp trước mắt là phải thu lại quyền được quyết định cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất của chủ tịch UBND tỉnh”.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) nói: “Quy hoạch kiểu gì mà nhà nhà đi làm khu công nghiệp, nhà nhà làm sân bay, nhà nhà làm cảng biển... Có khu công nghiệp không ai vào, có sân bay không ai đến, có cảng biển không có tàu cập. Đó là lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ, cục bộ địa phương. Quy hoạch gì mà kỳ lạ, doanh nghiệp xin đất có ngay, nhưng không có chỗ làm trường mầm non. Vậy mà không ai chịu trách nhiệm”.

Ông Quyền cho rằng địa phương cục bộ thì đúng vì anh nào cũng chăm chú vào lợi ích của mình, “nhưng vai trò của bộ, ngành trong quản lý quy hoạch, trong thanh tra, kiểm tra, giám sát ở đâu?”. “Lợi ích nhóm, lợi ích ngành điều chỉnh cả quy hoạch luôn” - ông Quyền bình luận.

Phó trưởng đoàn đại biểu QH TP Hà Nội Chu Sơn Hà đặt vấn đề: “Trong kế hoạch không thấy nói đến quỹ đất dành cho giao thông. Vậy từ nay đến năm 2020 chúng ta buộc phải làm đường cao tốc Hà Nội - TP.HCM thì lấy đất ở đâu?”. Đây cũng là câu hỏi chung của nhiều đại biểu đoàn Hà Nội như ông Quyền, bà Bùi Thị An, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. “Đọc thì không thấy quy hoạch đất giao thông ở đâu cả” - bà Hường nói. Ý kiến chung của nhiều đại biểu là đề nghị giữ bằng được 3,8 triệu ha đất lúa, làm rõ việc tại sao phải tăng diện tích đất công nghiệp lớn đến vậy, đặc biệt phải quy hoạch rõ đất dành cho các lĩnh vực giao thông, văn hóa, y tế, giáo dục, công trình công cộng.

L.KIÊN - C.V.KÌNH (Theo Tuổi trẻ online)

* Hoài nghi về diện tích rừng được báo cáo.

Về chương trình mục tiêu trồng mới 5 triệu ha rừng, đại biểu Đặng Thành Tâm (TP.HCM) cho rằng kế hoạch chi cho chương trình này số tiền rất lớn. Trong khi đó, thực tế được đi khảo sát nhiều bằng máy bay, ông Tâm cho rằng “không thể chấp nhận con số báo cáo 39% diện tích đã được che phủ”. Ông Tâm đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho đi quay phim từ trực thăng sẽ thấy ngay.Ông Tâm đề nghị: “Cần cấm tiệt khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng có thể khai thác nhưng phải kiểm soát chặt” vì theo ông Tâm, “tôi thấy phá rừng nghèo đi trồng cao su. Nhưng phá rừng xong mà chả thấy cao su đâu”. Theo đại tá Nguyễn Văn Hưng (TP.HCM), một số nơi chính quyền địa phương chưa làm hết trách nhiệm, phó mặc cho kiểm lâm. “Mà kiểm lâm có tiêu cực, giải tán các trạm trên đường, đưa về cửa rừng tình hình càng nghiêm trọng. Kiểm lâm nhiều nơi tiếp tay lâm tặc phá rừng”. Thiếu tướng Ngô Ngọc Bình nói: quy hoạch thủy điện cũng khiến mất rừng, còn kéo theo di dân, tiếp tục khiến mất rừng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số kí hiệu Trích yếu
13/LLV-UBND

Thời gian đăng: 24/03/2024

Lịch làm việc tuần lễ thứ 13/2024 của UBND huyện

PHẢN ÁNH KIẾN NGHỊ
1022
speed
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay2,104
  • Tháng hiện tại181,286
  • Tổng lượt truy cập18,451,876
THÔNG TIN QUY HOẠCH
 
ỨNG DỤNG
1 bp today
3 dhtn
4 congbao
 
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thông tin nội dung của website thế nào

giam ngheo
DON THU KHNTC
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây